
Có thể thấy, các phiên bản máy ảnh X-T và X-Pro của Fujifilm sau này đều có sự cải tiến lớn về bộ xử lý hình ảnh và chất lượng máy. Tuy nhiên, nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng này vẫn ưu tiên giữ nguyên thiết kế và kiểu dáng đời đầu nhằm đáp ứng theo sở thích của người dùng. Nếu bạn đang lo lắng để tìm ra tất cả sự khác biệt giữa X-T4 và X-Pro3, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây nhé.
Thiết kế thân máy
Điểm khác biệt đầu tiên mà bạn có thể bắt gặp ngay lập tức đó là thiết kế thân máy của hai chiếc máy ảnh. Ngay từ ban đầu, các dòng máy X-T đều có sự giống nhau với kiểu dáng SLR và ống ngắm điện tử ở giữa.
Trong khi đó, các dòng X-Pro được biết tới với kiểu dáng Rangefinder, thiết kế ống ngắm bên trái. X-Pro3 không hề nặng hoặc cao hơn so với X-T4 nhưng nó dài hơn. Bạn có thể xem sự so sánh chính xác với các thông số kỹ thuật dưới đây:
- X-T4: (W) 134.6mm x (H) 92.8mm x (D) 63.8mm, 607g
- X-Pro3: (W) 140.5mm x (H) 82.8mm x (D) 46.1mm, 497g
Trên Fujifilm X-T4, logo và tên máy ảnh được nhà sản xuất viết nổi bật ở mặt trước. Trong khi đó, X-Pro3 lại được viết ở phía trên thân máy.
Fujifilm X-Pro3 có bộ chọn kính ngắm ở mặt trước cho phép bạn có thể thay đổi giữa kính ngắm điện tử hay kính ngắm quang học. Còn chiếc X-T4 chỉ dựa vào kính ngắm điện tử (EVF) nên nó không có sự lựa chọn này.
Cả hai mẫu máy ảnh mirrorless này đều được trang bị bánh xe điều chỉnh tốc độ màn trập, bù sáng, chỉnh ISO ở phía trên. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở chỗ, các vòng xoay này được tách riêng trên chiếc X-T4 nhưng lại hợp lại trên chiếc X-Pro3. Ngoài ra, chúng đều có hỗ trợ chân Hot shoe ở trên đầu, điều khiển AF ở phía sau, và các nút bấm đa dạng chức năng xung quanh thân máy. Tuy nhiên, chỉ có X-T4 vẫn được duy trì bảng điều khiển bốn hướng phía ở phía sau.
Bộ khung của chiếc X-Pro3 chắc chắn, phần nắp trên và tấm đế được làm từ chất liệu titanium chống ăn mòn. Ngoài ra còn có phiên bản Duratec với một lớp phủ đặc biệt chống xước máy. Điều đó cũng tạo nên tổng thể khác biệt với ba phiên bản màu khác nhau của chiếc X-Pro3 đó là: Black, Dura Black, Dura Silver. Trong khi đó, chiếc X-T4 có cấu trúc chất liệu cơ bản và sẵn hai màu đen hoặc xám.
Màn hình LCD
Màn hình của chiếc X-Pro3 được thiết kê hướng vào trong. Điều này sẽ khuyến khích người dùng sử dụng kính ngắm điện tử thường xuyên và tập trung vào việc chụp ảnh hơn là liên tục xem lại hình ảnh và điều chỉnh thông số chụp. Thiết kế màn hình lật xuống khiến nó chỉ có thể hỗ trợ chụp ở các góc máy thấp.
Chiếc X-T4 xem ra thân thiện hơn khi được trang bị màn hình LCD xoay lật đa góc, có thể lật sang một bên và xoay 180 độ. Màn hình này sẽ hỗ trợ người dùng rất nhiều khi sử dụng máy trong những tình huống góc chụp không thuận lợi.
Nhìn chung hai màn hình khá giống nhau về cấu tạo khung hình với tỷ lệ 3:2, độ phân giải 1.62 triệu điểm ảnh, độ phủ màn hình 100%. Chúng đều có khả năng cung cấp độ sáng cao cho phép bạn thực hiện đa dạng các thao tác như: chụp ảnh, di chuyển điểm lấy nét và lựa chọn các cài đặt cụ thể.
Hệ thống kính ngắm
Với thiết kế thân máy kiểu rangefinder, Fujifilm X-Pro 3 trang bị kính ngắm đa năng khi kết hợp cả kính ngắm điện tử (EVF), kính ngắm quang học (OVF) và kính ngắm quang trắc điện tử (ERF). So với X-T4 chỉ sử dụng duy nhất một kính ngắm điện tử.
Điểm lợi thế của kính ngắm OVF là người sử dụng sẽ nhìn thấy trực tiếp cảnh cần chụp mà không có độ trễ, không giới hạn độ phân giải, đồng thời tiết kiệm pin cho máy ảnh. Mặt khác, kính ngắm EVF lại cho phép người chụp xem trước bức ảnh sẽ trông như thế nào với các thông số đã cài đặt trên máy trước đó. Theo đó, nếu bạn muốn chụp ở chế độ đen trắng, bạn có thể xem trước trên màn hình cảnh sắc được chụp với chế độ monochrome rõ nét.
Các đặc điểm của kính ngắm điện tử trên chiếc X-Pro3 và chiếc X-T4 là gần như giống hệt nhau với 3.69 triệu điểm, màn hình OLED, tốc độ làm mới khung hình đạt 100 khung hình/giây và độ bao phủ đạt 100%.
Chống rung trên thân máy
Chiếc X-T4 là chiếc camera thứ hai sau chiếc X-H1 trang bị tính năng ổn định 5 trục trong thân máy. Tất cả các máy ảnh khác của Fujifilm, bao gồm cả X-Pro3 đều dựa trên tính năng chống rung quang học ở một số ống kính Fujifilm X. Khi sử dụng với các ống kính này, nó có khả năng bù sáng lên đến 6.5 stops hoặc dao động giữa 6 và 5 stops.
Bạn cũng có thể sử dụng hệ thống chống rung này cho việc quay video. Tính năng chống rung hình ảnh kỹ thuật số (DIS) và chế độ chống rung nâng cao (IS Boost) sẽ cải thiện độ rung lắc tốt hơn, giữ ổn định hình ảnh hiệu quả hơn ngay cả khi bạn không sử dụng chân máy.
Tốc độ chụp ảnh liên tiếp
Fujifilm X-T4 có khả năng chụp liên tục tối đa 15 khung hình/giây với màn chập cơ học, đặc biệt lợi thế hơn chiếc X-Pro3 khi chiếc máy này chỉ có giới hạn 11 khung hình/giây. Điểm đáng lưu ý đó là tính năng AF/AE đều khả dụng ở tốc độ này trên cả hai máy. Tuy nhiên khi chuyển qua màn trập điện tử thì tốc độ tối đa có thể tăng lên 30 khung hình/giây với AF/AE trên cả hai máy, mặc dù hệ số crop 1.25x sẽ đẩy độ phân giải từ 26MP xuống còn 16.6 MP.
Loại Pin
Với xu hướng sản xuất các dòng pin lớn hơn và bền hơn cho các máy ảnh mirrorless, Fujifilm X-T4 sở hữu viên pin NP-W235 mới nhất. Trong một lần sạc, nó cho phép chụp đến 600 frames ở chế độ chụp tiết kiệm pin và 500 frames khi chụp ở chế độ bình tường.
Đây là điểm cải thiện đáng kể so với pin NP-W126S được tìm thấy trong hầu hết các mẫu máy của Fujifilm, kể cả trên chiếc X-Pro3. Ở chế độ pin bình thường, NP-W126S có thể chụp được 370 khung hình khi dùng kính ngắm điện tử (EVF), và 440 khung hình khi dùng kính ngắm quang học (OVF).
Ngoài ra, pin NP-W235 còn có lợi khi quay video, đây là một trong những điểm đặc biệt của chiếc X-T4. Nó cung cấp thời lượng sử dụng lên đến 85 phút khi quay ở chế độ 4K, gần gấp đôi so với pin của X-Pro3 chỉ có thể quay được 45 phút.
Hệ thống lấy nét tự động
Công nghệ bên trong hai chiếc camera cũng tương tự như nhau. Chúng đều có hệ thống lấy nét lai, kết hợp nhận diện theo pha và tương phản (117 vùng và 425 điểm lấy nét). Điều đó cũng có nghĩa, chiếc X-Pro3 có thể nhận được một số cải tiến thông qua các bản firmware sau này. Cả hai đều sở hữu các chế độ AF khác nhau, bao gồm cả nhận diện khuôn mặt và mắt đã được cải tiến hơn so với thế hệ máy ảnh trước.
Ảnh chụp thực tế từ chiếc X-Pro 3 với ống kính XF23mmF2 R WR
Mặt khác, chiếc X-T4 đã cập nhật các thuật toán nhằm cải thiện khả năng theo dõi bằng cách phân tích màu sắc và hình dáng ở các khoảng cách khác nhau. Hãng cam kết tốc độ khóa nét tự động trên thân máy đạt 0.02s, đây chính là chiếc máy lấy nét nhanh nhất trong các mẫu máy X hiện nay.
Giả lập phim “ETERNA Bleach Bypass”
Fujifilm X-T4 giới thiệu chế độ giả lập màu phim mới mang tên Eterna Bleach Bypass, nâng tổng số lên đến 18 bộ lọc màu. Theo hãng Fujifilm, nó khiến cho cả film và ảnh tĩnh đều có cái nhìn đầy tính nghệ thật khi giảm độ bão hòa và tăng độ tương phản cho hình ảnh.
Ảnh chụp thực tế từ chiếc X-T4 tiêu cự 16.0mm, f/8, 1/300 ISO 160 (Nguồn: Flickr)
Một vài chỉnh sửa khác dành cho X-T4 như cài đặt ưu tiên White Blance, Ambience Priority, kiểm soát vùng sáng/tối cho bức ảnh, tùy chọn nén trong cài đặt Raw và khả năng xuất các tệp TIFF ở 8 bit và 16 bit sang JPGs bằng bộ chuyển đổi Raw tích hợp sẵn. Hiện tại, chiếc X-Pro3 không có chế độ và các tính năng trên nhưng có thể được bù lại bằng cách cập nhật firmware.
Cài đặt video
Fujifilm X-Pro 3 cũng có những tính năng video tương tự như X-T4, nhưng tới thời điểm hiện tại thì công nghệ sản xuất video ngày càng tiên tiến hơn.
Đầu tiên hãy xem qua những thông tin mà X-Pro3 sở hữu.
- Quay phim 4K tốc độ 200Mbps với 30 khung hình/giây.
- Khả năng ghi hình với toàn bộ chiều rộng cảm biến, đọc từng pixel
- Chế độ ghi hình F-log.
- Đầu vào âm thanh 3.5 mm cho microphone.
Chiếc X-T4 với nhiều tính năng quay video hơn như:
- Quay phim 4K với 50 hoặc 60 khung hình/giây (crop 1.18x).
- Chế độ quay full HD với 240 khung hình/giây (crop 1.29x).
- F-Log View Assist: Hiển thị độ tương phản và màu sắc bình thường khi ghi F-Log.
- Bộ chuyển đổi USB-C đi kèm cho đầu ra tai nghe 3.5mm.
- Quay video đồng thời trên cả hai thẻ.
- Tùy chọn điều khiển tối ưu hóa cho phép bạn điều chỉnh độ phơi sáng của phim bằng nút điều khiển hoặc màn hình cảm ứng.
- Hybrid Log Gamma (HLG).
- Xuất tín hiệu video 10-bit 4:2:2 qua đầu ra HDMI.
- Quay video 10 bit tốc độ 400Mbps.
- Menu video riêng biệt.
Hiển thị màu sắc và độ tương phản trong khi quay F-Log trên chiếc Fujifilm X-T4
Giá cả
HIện nay, Chiếc Fujifilm X-Pro3 có giá bán lẻ khoảng 40.4triệu (*) chỉ tính riêng thân máy. Nếu bạn mua hai phiên bản đặc biệt Dura Silver hoặc Dura Black, bạn sẽ phải trả một khoản phí cao hơn. Fujifilm X-T4 mới nhất có giá khoảng 39.4 triệu (*), giá tương đương nhau ở cả hai phiên bản màu đen và bạc. (*Lưu ý: Giá bán tham khảo tại trang web của VJShop)
Nhìn chung, sản phẩm X-Pro3 sẽ làm thỏa mãn các nhiếp ảnh gia, những người yêu thích nghệ thuật đường phố, phóng sự, những người yêu thích ý tưởng thiết kế của một chiếc máy ảnh với cách tiếp cận thuần túy. Mặt khác, chiếc X-T4 lại hướng đến thị trường đại chúng, đặc biệt là những người cần một chiếc máy ảnh “lai” có khả năng làm được mọi thứ.
Cuối cùng, dù bạn chọn bất kỳ cái nào trong hai loại máy ảnh trên, hay tin tưởng vào bản thân và phong cách nhiếp ảnh mà bạn đang theo đuổi.