Skip to content

VJShop.vn

Nghệ thuật, thiết kế và nhiếp ảnh được liên kết với nhau theo nhiều cách. Ngày nay, có rất nhiều nguyên lý và nguyên tắc mà chúng ta sử dụng trong nhiếp ảnh hàng ngày được truyền lại từ các hoạ sĩ và nghệ sĩ bậc thầy của các thời đại. Trong đó, các nguyên tắc cơ bản của thiết kế là một ví dụ hoàn hảo.

Những ý tưởng này đã được đúc kết và sử dụng trong hàng trăm năm. Ngày nay, các nhà thiết kế đồ họa vẫn tiếp tục nghiên cứu và áp dụng chúng vào mọi công việc của họ. Các nguyên tắc thiết kế không chỉ áp dụng cho nhiếp ảnh mà còn cả trong việc tiếp thị truyền thông. Ví dụ như việc xây dựng một trang web nhiếp ảnh sẽ trở nên thành công hơn nếu sử dụng các nguyên tắc thiết kế này.

Nguyên tắc thiết kế đã được đúc kết trong hàng trăm năm

Hiểu về nguyên tắc thiết kế

7 Nguyên tắc thiết kế bao gồm:

  • Cân bằng
  • Không gian
  • Nhấn mạnh
  • Chuyển động
  • Tương phản
  • Sự lặp lại
  • Thống nhất (hài hòa)

Những nguyên tắc này đã có từ lâu khi mà các nghệ sĩ bắt đầu tái hiện hình ảnh từ thế giới thực sang bản vẽ hai chiều trên giấy. Không giống như họa sĩ, nhiếp ảnh gia không tạo ra các đối tượng mà chúng ta chụp lại đối tượng đó. Tuy nhiên, việc chuyển thể từ thế giới ba chiều sang bản in hai chiều cũng vậy. Đây cũng là thách thức lớn của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào.

Ap dụng nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh

Sử dụng 7 nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh

Bảy nguyên tắc ngày kết hợp với nhau và phát huy tác dụng của nhau. Không một nguyên tắc nào trong số chúng loại trừ lẫn nhau, và có những nguyên tắc dựa vào nguyên tắc khác để tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ. Xét một cách tổng thể, những nguyên lý này là nền tảng cho sự thành công của một bức hình.

Mẹo: Hãy nghĩ đến những nguyên tắc này mỗi khi bạn chụp một tấm hình. Luyện tập từ từ, hàng ngày và nó sẽ trở thành một phản xạ tự nhiên giúp bạn có những bức hình ấn tượng

Cân bằng

Cân bằng là một yếu tố thiết kế khá dễ dàng đối với hầu hết mọi người, ngay cả khi họ không hề nghĩ về nó. Cân bằng được sử dụng để minh họa trọng lượng trực quan của hình ảnh. Nó có thể hợp nhất một bức ảnh hoặc tạo ra sự phân chia.
Một hình ảnh được cân bằng cẩn thận sẽ mang lại cảm giác ổn định. Hình ảnh không cân đối tạo ra sự mất đoàn kết hoặc bất ổn. Cả hai trạng thái này đều có thể ứng dụng được, tùy thuộc vào kết quả mong muốn của nhiếp ảnh gia.

Trong nghệ thuật có ba cách đem đến sự cân bằng hài hòa:

  • Tính đối xứng: cả hai mặt của hình ảnh phản ánh cùng một chủ đề, giống như một hình ảnh phản chiếu
  • Tính bất đối xứng: sử dụng các yếu tố tương phản để cân bằng hình ảnh. Ví dụ hình ảnh một bộ bàn ghế sofa, chiếc ghế sofa dài đối xứng với hai ghế sofa nhỏ qua chiếc bàn.
  • Đối xứng hướng tâm: Các phần tử được đặt cách đều nhau xung quanh một điểm tập trung, giống như các nan hoa trên bánh xe.

Nếu bạn muốn nhấn mạnh sự cân bằng trong ảnh, hãy thử di chuyển máy ảnh để có được các góc nhìn khác nhau. Bạn cũng có thể thử chụp các vùng đối lập về màu sắc, kết cấu. Đừng ngại thử, biết đâu bạn lại khám phá ra điều gì đó đặc biệt.

Nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh - Cân bằng

Không gian

Không gian bao gồm không gian tích cực (dương) và tiêu cực (âm). Không gian tích cực được lấp đầy bởi các đối tượng chụp, trong khi đó không gian âm là vùng trống, không có chủ thể.

Nhiều người gọi không gian âm là khoảng trẳng, nhưng nó không nhất thiết phải là màu trắng. Nó chỉ đơn thuần là không gian mà không có một yếu tố thiết yếu nào trong đó. Tuy nhiên, những khu vực này lại rất quan trọng trong bức ảnh, chúng tạo ra sự cân bằng với các khu vực không gian tích cực.

Nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh - Không gian

Nhấn mạnh

Sự nhấn mạnh là thứ gì đó chiếm ưu thế, tập trung sự chú ý của người xem đối với một bức ảnh. Màu sắc, không gian, kết cấu và đường nét kết hợp với nhau để xác định tiêu điểm của hình ảnh. Có rất nhiều thủ thuật để tạo điểm nhấn trong bức ảnh. Sự nhấn mạnh không liên quan đến hướng của đối tượng trong khung hình.

  • Một chủ thể duy nhất nằm ở trung tâm của hình sẽ thu hút sự chú ý. Đây là thành phần sẵn có của bức ảnh. Còn đối với một bức ảnh có nhiều đối tượng, việc phân nhóm có chọn lọc sẽ hướng mắt người đền các điểm cụ thể.
  • Kích thước của một chủ thể cũng quyết định cách người xem cảm nhận một bức ảnh. Đối tượng lớn sẽ tạo ra sự gần gũi, nó thu hút sự chú ý hơn so với một chủ thể nhỏ ở hậu cảnh. Sử dụng kích thước để tăng thêm chiều sâu và phối cảnh.
  • Màu sắc cũng là một công cụ khác có thể tạo sự nhấn mạnh. Chủ thể có màu sắc rực rỡ trong một không gian tối mang lại cảm giác sống động cho hình ảnh. Nó thu hút ánh mắt của người xem.

Nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh - Sự nhấn mạnh

Chuyển động

Thuật ngữ “Chuyển động” trong nhiếp ảnh thường mô tả mối quan hệ giữa tốc độ màn trập của máy ảnh và chủ thể. Khi nói đến nghệ thuật và thiết kế, chuyển động đề cập đến cách người xem nhìn vào một bức ảnh trong lần tiếp cận đầu tiên.

Ví dụ: Sử dụng đường thẳng trong nhiếp ảnh để tạo ra những đường dẫn thị giác, điều hướng mắt người xem. Những đường răng cưa tạo ra sự phấn khích, chuyển ánh nhìn của người xem từ điểm này sang điểm tiếp theo. Các đường cong tạo sự tinh tế. Những điều này làm giảm tốc độ xem ảnh.

Hiều được bản chất và tâm lý thị giác con người là một phần quan trọng trong việc kiểm soát chuyển động. Các nguyên tắc về “Không gian” và “Cân bằng” cũng là những công cụ hữu dụng, hay như các quy luật bố cục hình ảnh “Tỉ lệ 1/3” và “Vòng xoắn vàng” đều giúp các nhiếp ảnh gia có được chuyển động mà họ muốn trong khung hình.

Nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh - Kiểm soát chuyển động

Tương phản

Độ tương phản trong nhiếp ảnh có hai dạng. Một là thể hiện thông qua tông màu, trong đó vùng sáng tương phản với vùng tối. Hai là thể hiện bằng màu sắc, trong đó sử dụng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu sắc. Ví dụ, màu xanh lam tương phản với màu cam.

Độ tương phản là một công cụ hữu ích giúp các nhiếp ảnh gia nhấn mạnh vào chủ thể của họ. Nếu một bức ảnh có quá nhiều vùng tương phản, nó sẽ có xu hướng khiến người xem bối rối. Nếu có quá ít vùng tương phản, khán giả có thể không nhận ra những gì họ phải thấy, không có điểm gì nối bật.

Không gian cũng có thể được sử dụng để thêm độ tương phản cho hình ảnh. Không gian âm có thể tương phản với một hoặc một nhóm chủ thể của bạn. Sự trống rỗng sẽ nhấn mạnh thêm cho chủ thể.

Nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh - Tạo độ tương phản

Sự lặp lại

Bất kỳ khi nào bạn có một phần tử lặp lại trong toàn bộ hình ảnh, phần tử đó sẽ tạo thành các hoa văn. Các hoa văn rất quan trọng trong thế giới hình ảnh, hoa văn hiện hữu ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, và chúng ta đã quen với việc nhìn thấy chúng hàng ngày. Chính vì thế mà ánh mắt và bộ não của con người sẽ luôn tìm kiếm chúng một cách tự nhiên.

Việc thêm các hoa văn vào bức ảnh cũng đơn giản như cách chúng ta tìm thấy chúng. Hoa văn được sử dụng rộng rãi không chỉ trong kiến trúc mà còn trên cả những đồ vật do con người tạo ra. Chúng góp phần làm nổi bật hình ảnh, giúp kết nối các yếu tố và tạo sự thống nhất cho bức hình.

Nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh - Sự lặp lại

Thống nhất (hài hòa)

Sự thống nhất mô tả mối quan hệ trực quan giữa các yếu tố trong một bức ảnh. Nó giúp tạo ra một sự gắn kết mạnh mẽ. Một bức ảnh nhất quán có thể được xây dựng dựa trên màu sắc tượng tự, tone màu, concept và yếu tố liên quan đến nhau.

Một trong những lỗi phổ biến như cắt ảnh sai, góc chụp lạ, thiết lập phơi sáng chưa đúng sẽ phá vỡ sự hài hòa của bức ảnh. Để đảm bảo tính thống nhất, bạn cần phải lý tưởng hóa được mục tiêu, kết quả trước khi chụp. Bằng cách hình dung trước kết quả, nhiếp ảnh gia có thể phát triển ý tưởng rõ ràng hơn về mục đích của bức ảnh, đem lại khả năng kiểm soát hình ảnh tốt hơn.

Nguyên tắc thiết kế trong nhiếp ảnh - Sự hài hòa thống nhất

Kết luận

Có thể thấy, 7 Nguyên tắc của nghệ thuật và thiết kế trong nhiếp ảnh tạo thành nền tảng của nghệ thuật thị giác. Việc áp dụng thành thạo các nguyên tác này cho phép bạn kiểm soát tốt và đem đến những bức ảnh tuyệt đẹp, mở ra nhiều cơ hội chụp ảnh hơn cho bản thân mình.