Skip to content

VJShop.vn

Những thước phim chuyên nghiệp không thể thiếu các góc quay cơ bản hoản hảo. Theo đó, chỉ ứng dụng mỗi bố cục khung hình thôi là chưa đủ bởi trong điện ảnh, các nhà làm phim cần tới nhiều góc máy đặc biệt giúp khai thác cảm xúc, khơi gợi ý nghĩa của nhân vật một cách rõ ràng hơn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để xem đó là những góc máy nào nhé. 

Tóm tắt nội dung:

  1. Vai trò của các góc quay cơ bản trong quay phim
  2. Các góc quay cơ bản trong quay phim
  3. Một số góc máy chính trong phim điện ảnh
  4. Một số góc quay nâng cao
  5. Tạm kết

 

1. Vai trò các góc máy quay cơ bản

Các góc quay được sử dụng để nói về vị trí đặt máy quay trong khi quay phim. Vị trí đặt máy ảnh so với đối tượng khác nhau sẽ mang lại cho người những cảm nhận về đối tượng khác nhau. Bằng việc sắp đặt các góc quay trong điện ảnh khác nhau, nhà làm phim có thể dễ dàng giúp người xem dễ dàng xác định được giọng nói, sự hiện diện  cũng như mục đích hình ảnh. Việc thay đổi các góc máy quay sẽ tác động rất lớn đến nội dung truyền tải, mang lại cho người xem sự mới mẻ và không nhàm chán.

Không chỉ những tác động đến cảm xúc người xem, các góc máy quay khác nhau trong bộ phim sẽ còn tác động đén chất lượng của thước phim. Để có được những thước phim đẹp, người quay phim cần phải cân bằng được tốt nhất giữa chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của chủ thể được quay. Một nhà quay phim giỏi là biết cách đặt góc máy quay ở đâu để đạt được chất lượng tốt nhất.

Các góc quay cơ bản trong quay phim có vai trò quan trọng

Tuy nhiên, việc lựa chọn các góc quay thật sự không hề dễ dàng. Chọn sai góc quay sẽ dẫn đến khung hình không đạt chất lượng, khiến người xem khó chịu. Đồng thời, góc quay sai sẽ khiến ảnh hưởng đến cả nội dung, khiến bộ phim truyền tải không giống kịch bản, mang đến trải nghiệm không tốt cho khán giả.

Do đó, để tạo nên danh sách các cảnh quay thú vị và hấp dẫn, các nhà làm phim cần biết các góc cơ bản trong điện như sau:

Các góc quay cơ bản trong quay phim

1. Góc quay đại cảnh (Wide Angle Shot)

Góc quay đại cảnh là chế độ xem góc rộng của chủ thể chính so với môi trường xunh quanh. Những góc quay này thường sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng ống kính góc rộng hoặc bằng cách di chuyển máy ảnh của bạn ra xa đối tượng. Trong quay phim, góc quay này được sử dụng để mang lại cảm giác về địa điểm và không gian cho cảnh. Bên cạnh đó, góc quay này cũng là sự bắt đầu để giới thiệu một cảnh hoặc nhân vật mới,...

Góc quay đại cảnh được dùng để giới thiệu một cảnh hoặc nhân vật mới

2. Góc quay trung cảnh (Medium Shot)

Góc quay trung cảnh sẽ được quay ở khoảng cách trung bình so với đối tượng. Góc quay này được dùng để ghi lại diễn suất bao gồm các cuộc đối thoại, ngôn ngữ cơ thể và bối cảnh xung quanh đó. 

Góc quay trung cảnh (Medium Shot)

3. Góc quay cận cảnh (Close-up Shot)

Là một trong những các góc quay phim cơ bản được sử dụng khá phổ biến, góc quay cận cảnh giúp các nhà làm phim đặc tả đối tượng một cách hiệu quả hơn, ghi lại dễ dàng các cảm xúc, nét mặt của diễn viên.

Góc quay cận cảnh

Một số góc máy chính trong phim điện ảnh

1. Góc máy quay ngang tầm mắt (Eye Level Shot)

Một trong những các góc quay cơ bản đầu tiên là góc quay ngang tầm mắt. Góc quay này thường đề cập đến việc sắp đặt máy quay ở ngang tầm độ cao với mắt của nhân vật trong khung hình. Loại góc máy này không yêu cầu quá nhiều sự điều chỉnh cao độ mà nó chủ yếu để mô phỏng tầm nhìn tiêu chuẩn của con người như một góc nhìn quen thuộc nhất. Đây được coi là góc máy cơ bản khi bắt đầu thực hiện một các cảnh quay. 

Góc máy Eye Level Shot là góc chụp ngang tầm mắt

2. Góc máy thấp (Low Angle Shot)

Trong điện ảnh, cảnh quay ở góc thấp được quay từ một góc máy ở vị trí từ phía bên dưới hướng lên trên của một đối tượng là cảnh hoặc người. So với các góc quay khác, góc máy thấp chỉ là một trong nhiều góc máy ảnh có thể kết hợp để tạo thêm hiệu ứ ng cho cảnh quay. Nó vừa có thể truyền tải sức mạnh mang ý nghĩa tốt, xấu hoặc thể hiện sự to lớn, vĩ đại của một đối tượng là tòa nhà, ngọn tháp,v..v có trong khung hình.  

Low Angle Shot

3. Góc máy cao (High Angle Shot)

Ngược lại với góc máy thấp, góc máy cao là một trong các góc quay cơ bản giúp tập trung vào những đối tượng cụ thể ở phía dưới máy quay. Nó tạo ra một góc quay từ phía trên cao nhìn xuống khiến cho đối tượng trông có vẻ nhỏ bé và yếu đuối hơn. Các nhà làm phim thường ứng dụng góc máy này để tạo ra cảm giác căng thẳng trong tâm trí người xem. Nó liên quan đến nỗi sợ tự nhiên của con người khi phải đối mặt với bất kỳ vật thể to lớn nào xuất hiện từ bên trên. 

High Angle Shot

4. Góc máy ngang hông (Hip Level Shot)

Góc quay ngang hông hay còn gọi là góc quay Hip Level Shot thường hữu ích hơn khi quay ở vị trí từ hông trở lên. Góc máy này có thể sử dụng một khung hình khá rộng để hiển thị các yếu tố quan trọng có trong cảnh. Đồng thời với góc quay ngang hông, các nhà làm phim hoàn toàn có thể lột tả phong thái tự tin và cho phép các hành động có thể kiểm soát được diễn ra xung quanh đối tượng. 

Hip Level Shot

5. Góc quay sát mặt đất (Ground Level Shot)

Đối với Ground Level Shot, ống kính thu lại cảnh quay bắt đầu từ phía gần chạm mặt đất. Đây là một góc máy thấp được sử dụng để miêu tả bước đi của nhân vật mà không để lộ ra khuôn mặt của họ hoặc một hành động cụ thể nào đó của nhân vật được thực hiện ở phía dưới mặt đất. Nó sẽ giúp người xem nắm bắt tình huống, hướng suy nghĩ về hành động của đối tượng thông qua bước chân nhanh, chậm hoặc một hành động của từng chủ thể. 

Ground Level Shot

6. Góc máy ngang đầu gối (Knee Level Shot)

Cách đặt góc máy quay này là hạ thấp xuống ngang bằng với chiều cao của đầu gối đối tượng. Các góc quay cơ bản này giúp có thể nhấn mạnh  hoạt động di chuyển của nhân vật nếu được ghép với cảnh góc thấp. Đây là góc máy lý tưởng khi các nhà làm phim muốn tập trung vào các nhân vật đang đi bộ, leo trèo, chạy nhảy,v.v. 

Knee Level Shot

7. Góc quay qua vai (Shoulder Level Shot)

Một trong các góc máy trong quay phim sử dụng rất nhiều đó chính là Shoulder Level Shot là góc máy quay được đặt ngang vai đối tượng. Từ góc độ này, máy quay được căn chỉnh với vai cho phép thu gọn chân dung của đối tượng vào sát khung hình. Nó làm giảm khoảng trống, hạn chế sự xuất hiện của các vật thể khác và giúp người xem tập trung hơn vào đối tượng chính. 

Shoulder Level Shot

8. Góc quay nghiêng (Dutch Angle Shot)

Dutch Angle Shot là kỹ thuật điện ảnh cổ điển nhằm tạo ra sự rung động và bất an trong tâm trí người xem. Nó thường biểu hiện trạng thái tinh thần bất ổn, cảm xúc căng thẳng, lo sợ, mất phương hướng và hồi hộp mà các cảnh quay ghi lại được. Góc quay này sẽ biểu hiện độ nghiêng đáng chú ý so với đố tượng. 

Dutch Angle Shot

9. Góc quay trên cao (Overhead Shot)

Overhead Shot hay còn gọi là Bird’s Eye View. Đây là một trong các góc quay cơ bản rất tốt để cung cấp phối cảnh rộng. Nó thường được quay từ góc 90 độ ngay phía trên đầu đối tượng. Góc máy này cho một cái nhìn toàn cảnh từ trên cao để bạn có thể bắt đầu những cảnh quay sáng tạo của mình. Tuy nhiên, vì chúng yêu cầu rất nhiều thiết bị chuyên dụng để có thể đưa máy quay lên trên cao nên thông thường góc máy Overhead sẽ không dễ để thực hiện. 

Góc quay phim trên cao (Overhead Shot)

10. Góc quay Aerial Shot

Nhưng cảnh quay trên không giúp người xem hiểu sâu hơn về những gì đang diễn ra ở bên dưới, hoặc để miêu tả sự nguy hiểm của một cảnh hành động mạo hiểm cực kỳ mãn nhãn. Trước đây, nó đã từng được coi là cảnh quay chiếm kính phí lớn trong một tác phẩm điện ảnh. Và vì lẽ đó, nó có thể khiến các nhà làm phim cảm thấy hạn chế khi phải thực hiện góc quay này. Tuy nhiên, theo thời gian với sự phát triển của công nghệ hiện đại như flycam đã giúp phần nào chinh phục được cảnh quay Aerial Shot tuyệt đẹp. 

Aerial Shot

Một số góc quay nâng cao

1. Góc máy quay cận cảnh cực độ (Extreme Close-up Shot).

Extreme Close-up Shot  giúp nhà làm phim tiếp cận đối tượng với góc quan ở mức tối đa, giúp miêu tả rõ nét từn chi tiết của đối tượng. Với góc quay này, đạo diễn thường dùng để nhấn mạnh phản ứng, biển cảm của nhân vật. Ví dụ, ảnh chụp ảnh cận cảnh cực đại cho biết thời gian đang trôi quay như thế nào.

Góc máy quay cận cảnh cực độ (Extreme Close-up Shot).

2. Góc quay từ xa (Extreme Long Shot)

Góc quay từ xa được quay bằng camera gốc rộng, khiến đối tượng của bạn ở xa đến mức gần như bị lạc trong khung cảnh. Thông thường, cảnh quay này được các nhà làm phim sử dụng để thể hiện nhân vật bị cô lập, tổn thương giữa một không gian rộng lớn.

Góc quay từ xa (Extreme Long Shot)

3. Góc Cowboy Shot

Cowboy Shot hay còn gọi là American Shot. Đây là các shot quay được biến tấu từ góc quay Medium Shot, được sử dụng nhiều trong những bộ phim về miền Viễn Tây trong những năm 1930. 

Góc Cowboy Shot

Tên gọi của góc quay này là cowboy, bắt nguồn từ hình ảnh cao bồi thường được quay từ giữa đùi. Trước đó, góc quay này thường được sử dụng để ghi lại các cảnh rút súng rất nhanh trong các cuộc đối đầu giữa những anh chàng bụi bặm phía tây Hoa Kỳ.

4. Góc quay qua vai (Over the Shoulder Shot)

Đây là một trong những góc quay phổ biến khi ghi lại cảnh ói chuyện giữa 2 nhân vật. Máy quay sẽ được đặt ở phía sau nhân vật nghe, bạn có thể nhìn thấy mọt phần đầu và vai của người này. Sau đó, góc máy sẽ tập trung vào người đang nói. 

Thông thường góc quay này sẽ thay đối luôn phiên đối tượng, tạo ra chuỗi cảnh quay ngược. Thông qua cảnh quay này, đạo diễn cho người xem hiểu được là ai đang tham gia, ai đang nói trong cuộc trò chuyện này.

Góc quay qua vai (Over the Shoulder Shot)

Điều thú vị là khi thay đổi góc quay một chút, ví dụ: để góc máy cao hơn để quay nhìn xuống đối phương sẽ khiến họ trông nhỏ bé hơn. Điều này sẽ giúp thể hiện vai trò giữa các đối tượng trở nên rõ ràng hơn.

5. Tracking Shot

Góc quay này được tạo nên từ sự chuyển động của máy ảnh, tất cả khung hình hay góc máy đều sẽ đi theo nhân vật. Nó được thực hiện bằng kỹ thuật quay dolly shot, nên còn có tên gọi khác là Dolly Shot.

Tracking Shot

Tuy nhiên, không phải góc quay Tracking Shot nào cũng được thực hiện bằng kỹ thuật Dolly mà còn có thể được tạo ra bởi Steadicam, Crane hoặc Boom. Do đó, khi đối tượng tiến về phía máy ảnh thì máy ảnh phải lùi lại để duy trì khoảnh cách tương tự. Cuối cùng kết thúc góc quay này bằng cách lùi lại để duy trì khoảng cách tương tự.

Tạm kết

Hãy đi sâu vào tìm hiểu các góc máy thú vị để tìm kiếm cho mình sự sáng tạo tuyệt vời trong điện ảnh và nhiếp ảnh nhé. Theo đó, một số gợi ý về các góc quay cơ bản trên đây hy vọng sẽ mang lợi những thông tin bổ ích cho các bạn.