Skip to content

VJShop.vn

Trong nhiếp ảnh, kỹ thuật chụp phơi sáng có tới 4 loại cơ bản. Theo đó, mỗi loại lại được ứng dụng vào một hoàn cảnh cụ thể nhằm mang lại kết quả ấn tượng nhất. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về kỹ thuật chụp này nhé.

1. Hiểu đơn giản về khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO

Trước khi chuẩn bị cho một bức ảnh phơi sáng đúng nghĩa, đầu tiên, các bạn cần hiểu các thông số kỹ thuật thông dụng nhất ảnh hưởng tới khả năng phơi sáng của máy ảnh. Việc phơi sáng có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào khẩu độ là độ mở của ống kính, ISO là độ nhạy sáng và tốc độ màn trập là khoảng thời gian mà cảm biến nhìn thấy đối tượng được chụp. 

Với mỗi chế độ lại có tác động mạnh mẽ tới chất lượng hình ảnh. Sự cân bằng chặt chẽ giữa ba thước đo giữ cho bức ảnh được phơi sáng đúng cách và bất kỳ một thông số nào trong số chúng cũng không thể tách rời khỏi những thước đo còn lại. 

Kỹ thuật chụp phơi sáng - Hiểu về khẩu độ, tốc độ, iso cho bạn nắm vững cách phơi sáng phù hợp

Độ nhạy sáng (ISO)

Muốn hiểu về ISO rất đơn giản, đây là một tham số thể hiện độ nhạy sáng của cảm biến. Khi các nhiếp ảnh gia sử dụng máy ảnh kỹ thuật số hiện đại đã có thể kiểm soát độ nhạy của cảm biến đối với ánh sáng. Theo đó, một người chụp ảnh chuyên nghiệp cần phải nhớ ba điều này:

  • ISO thấp có nghĩa là độ nhạy với ánh sáng của cảm biến kém. Trong khi ISO cao có nghĩa là độ nhạy sáng tốt hơn. 
  • Hình ảnh có nhiều đốm sáng hoặc ít đốm sáng hơn tùy thuộc bạn để ISO cao hay thấp. 
  • Khi không thể mở khẩu độ hoặc giảm tốc độ màn trập, hãy tăng ISO để ảnh không bị mờ hoặc mất nét. 

Độ nhạy sáng ISO ảnh hưởng đến Kỹ thuật chụp phơi sáng

Tốc độ màn trập (Shutter Speed)

Tham số tỷ lệ này nói đến khoảng thời gian mà màn trập mở ra khi chụp ảnh hoặc quay video. Khi nó mở ra, ánh sáng rơi vào cảm biến, tập hợp tất cả dữ liệu về chủ thể của hình ảnh. Do vậy, khi tốc độ màn trập thấp có nghĩa là độ phơi sáng cao sẽ ảnh hướng đến độ sáng của bức ảnh thì phải điều chỉnh thông số ISO hoặc độ mở của khẩu độ để phơi sáng thêm. Trong khi tăng tốc độ màn trập, nhiếp ảnh gia có thể giảm ISO hoặc đóng khẩu độ để giảm độ phơi sáng. 

Chụp ảnh phơi sáng bằng việc kiểm soát tốc độ màn trập

Khẩu độ (Apeture)

Khẩu độ là một tỷ lệ cho biết độ mở rộng của ống kính. Phép đo của khẩu độ được tính là f/stop. Tức là số stop càng cao, tỷ lệ này càng thấp, thì độ mở của ống kính càng nhỏ và càng ít ánh sáng đi vào cảm biến. Trong khi nếu số stop càng thấp, tỷ lệ này càng cao thì độ mở của ống kính càng lớn và nhiều ánh sáng đi vào cảm biến. 

Khẩu độ là một trong những yếu tố liên quan đến kỹ thuật chụp phơi sáng

2. Các kỹ thuật chụp phơi sáng trong nhiếp ảnh

Bạn có thể biến hóa bức ảnh của mình chỉ với 3 thông số phơi sáng kể trên. Chúng sẽ cho ra các hình ảnh thú vị mà có thể bạn chưa biết đến. Hãy cùng xem đó là các kỹ thuật nào nhé.

Phơi thiếu sáng (Under exposure)

Chụp ảnh thiếu sáng xảy ra khi cảm biến máy ảnh không được tiếp xúc đủ với nguồn sáng. Bức ảnh bị mất chi tiết và các phần thiếu sáng sẽ tối hơn bình thường. Theo đó, với một chút thiếu sáng thường được ứng dụng để tạo độ bão hòa về màu sâu hơn. Ví dụ: màu sắc của hoàng hôn có thể trở nên ấn tượng khi phơi thiếu sáng một chút. Tuy nhiên nếu không biết điều chỉnh, bạn sẽ chỉ chụp được những tấm ảnh tối, mất chi tiết mà thôi. 

Kỹ thuật chụp phơi sáng - Phơi thiếu sáng cho độ bão hòa màu của bức ảnh sâu hơn

Phơi dư sáng (Over exposure)

Hoàn toàn ngược lại với thiếu sáng, bạn có thể tận dụng phơi sáng quá mức khi chụp cảnh và vật thể tối. Bằng cách chụp ảnh phơi sáng hơi quá mức một chút, bạn có thể làm nổi bật các chi tiết của chủ thể có màu sẫm, tối. Tuy nhiên, nếu bạn phơi sáng quá nhiều, bạn sẽ làm mất các chi tiết trong vùng sáng và vùng tối, bức ảnh cũng sẽ có độ tương phản trông rất nhạt màu.  

Kỹ thuật chụp phơi sáng - Phơi dư sáng

Phơi sáng lâu (Long exposure)

Đây là kỹ thuật mà người chụp ảnh sử dụng tốc độ màn trập chậm hoặc rất chậm để cảm biến thu được ánh sáng trong khoảng thời gian dài hơn so với cách chụp ảnh thông thường. Kết quả cho ra bức ảnh với các phần ánh sáng uốn lượn như dòng chảy, tạo hiệu ứng đẹp mắt. Thông thường, kỹ thuật Long exposure sẽ được dùng khi chụp những vệt sáng trên phố ban đêm, tia lửa hoặc khi chụp dải ngân hà. 

Chụp ảnh phơi sáng - Phơi sáng kéo dài (Long exposure)

Phơi sáng kép (Double exposure)

Là một kỹ thuật đặc biệt đẹp mắt khi người chụp có thể chồng hai ảnh lên nhau trong một tấm hình. Theo đó, các nhiếp ảnh gia sẽ dùng màn trập máy ảnh mở làm hai lần để cho hình ảnh khác nhau. Kết quả là một bức ảnh sẽ kết hợp hai mức phơi sáng được chồng lên thành một hình duy nhất. Đối với một số máy ảnh kỹ thuật số, tính năng phơi sáng kép đã được tích hợp lên máy và bạn có thể tiếp cận cộng nghệ này một cách dễ dàng. 

Kỹ thuật chụp phơi sáng - Phơi sáng kép (Double exposure)

Như vậy, tùy vào từng hoàn cảnh, đối tượng mà khi cài đặt máy, bạn cần chú ý đến sự phù hợp của các thông số trên nhằm tạo hiệu ứng chụp ảnh phơi sáng tốt nhất. Do đó, nếu biết phơi sáng đúng, bạn sẽ rất dễ dàng học được cách kiểm soát chất lượng hình ảnh mà bạn chụp đấy.