![](https://cdn.vjshop.vn/tin-tuc/cach-thiet-lap-anh-sang-va-chup-anh-chan-dung-trong-mua/chup-anh-chan-dung-trong-mua.jpg)
Bạn lo lắng những cơn mưa có thể khiến buổi chụp hình của mình trở nên tồn tệ. Đừng lo, bạn hoàn toàn có thể biến chúng trở thành chất xúc tác để bức hình của mình trông “nghệ” hơn. Cùng VJShop tìm hiểu cách thiết lập ánh sáng và chụp ảnh chân dung trong mưa để có được những tác phẩm ấn tượng nhất nhé!
Setup ánh sáng chụp ảnh chân dung trong mưa
Để chụp được những bức ảnh chân dung trong mưa tuyệt đẹp, các nhiếp ảnh gia cần biến những cơn mưa thành một khung cảnh đặc biệt. Để làm được điều đó, bạn cần sử dụng đến đèn nền phía trước và phía sau đối tượng. Khi đó những hạt mưa được làm nổi bật giúp bức hình của bạn sống động và độc đáo hơn nhiều.
Đèn nền phía sau đối tượng
Đối với đèn nền phía sau chủ thể, bạn cần đặt chúng ở vị trí cách chủ thể ít nhất khoảng 3 đến 5 mét. Đây là khoảng cách thích hợp nhất để chiếu sáng đối tượng cũng như làm nổi bật những hạt mưa. Nếu đặt quá gần chủ thể, những hạt mưa xung quanh sẽ không được chiếu sáng đủ để tạo hiệu ứng đặc biệt cho bức hình. Ngược lại, nếu đặt đèn nền quá xa sẽ không tạo được độ tương phản nhất định, khi đó background và chủ thể của khung hình sẽ không tách biệt khỏi nhau.
Để nhấn chìm hậu cảnh và làm nổi bật những hạt mưa, người dùng nên sử dụng 3 đến 4 đèn flash hoặc một đèn flash portable strobe có công suất 500W trở lên để làm đèn nền phía sau cho đối tượng của mình.
Ngoài ra, để ánh sáng không chiếu trực tiếp vào máy ảnh, bạn nên đặt đèn nền phía sau ở vị trí ngang ngực chủ thể, như vậy đèn nền sẽ bị che khuất bởi cơ thể người mẫu.
Đèn chiếu sáng đối tượng phía trước
Một bức ảnh chân dung trong mưa chắc chắn cần làm nổi bật khuôn mặt đối tượng đầu tiên. Để làm được điều này, bạn cần chuẩn bị một đèn flash cùng một thiết bị tản sáng. Việc tạo ánh sáng mềm, vùng phủ sáng rộng sẽ giúp đối tượng của bạn xuất hiện rõ nét hơn.
Một mẹo khác giúp bức ảnh chân dung trong mưa của bạn trở nên độc đáo là hãy tạo độ tương phản cho bức hình. Trời mưa vốn dĩ đã mang đến một cảm giác lạnh, tuy nhiên bạn có thể tăng cường mức độ lạnh bằng cách sử dụng CTB gel trên đèn nền phía sau để tạo màu xanh cho những hạt mưa ở xung quanh. Trong khi đó, đèn nền phía trước hãy sử dụng chế độ CTO gel để tạo màu sắc ấm áp. Chính sự đối lập này sẽ giúp bạn tạo ra một bức tranh chuyển màu ấn tượng và thu hút sự chú ý của người xem.
Cài đặt thông số máy ảnh
Ngoài việc setup ánh sáng để tạo hiệu ứng đặc biệt cho bức ảnh. Giúp chụp được những bức hình chân dung dưới mưa tuyệt nhất, bạn cũng cần cài đặt thông số chính xác cho máy ảnh của mình. Bao gồm:
- Chụp ở khẩu độ lớn nhất của ống kính.
- Tốc độ màn trập thay đổi giữa tốc độ đồng bộ flash và 1/50 hoặc 1/30 giây. Nếu người chụp muốn có một hậu cảnh siêu tối, hãy chụp ở tốc độ 1/200 giây. Ngược lại, nếu muốn đưa một số luồng ánh sáng xung quanh vào ảnh, hãy giảm tốc độ cửa trập xuống.
- Cài đặt độ nhạy sáng ISO 800 hoặc 1000. Nhiếp ảnh gia có thể chụp chân dung trong trời mưa buổi tối và điều chỉnh độ phơi sáng của mưa theo ý muốn.
- Sử dụng cân bằng trắng phù hợp với nhiệt độ màu của ánh sáng mà bạn tạo ra.
Hi vọng, với những chia sẻ trên đây về cách setup ánh sáng cũng như cài đặt máy ảnh khi chụp ảnh chân dung dưới mưa đã giúp người đọc có thêm mẹo để chụp được những bức hình tuyệt vời nhất.
Việc tạo ra những bức ảnh dưới trời mưa thực sự rất lôi cuốn, chúng có thể khiến bạn mê mẩn và đắm chìm vào nó, nhưng đừng quên hãy bảo vệ những thiết bị của mình thật an toàn. Đảm bảo chúng hoạt động bình thường sau mỗi buổi chụp để có thể thỏa sức sáng tạo trong những lần tiếp theo nhé!