Skip to content

VJShop.vn

Độ sắc nét của bức ảnh là một trong những tiêu chí đầu tiên để cho ra bức ảnh đẹp. Với người mới học nhiếp ảnh, việc lấy khoảng cách là bao nhiêu để chụp được những bức ảnh sắc nét là điều quan trọng nhất. Do đó, VJshop sẽ hướng dẫn cho bạn cách tìm khoảng lấy nét sắc nét nhất cho ống kính ngay trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung:

  1. Điểm ngọt của ống kính là gì?
  2. Các yếu tố xác định khoảng cách lấy nét cho ống kính
    1. Khẩu độ
    2. Cảm biến
    3. Độ dài tiêu cự
  3. Các cách xác định khoảng lấy nét sắc nét cho ống kính
    1. Xác định lấy nét dựa vào các ứng dụng
    2. Xác định lấy nét bằng cách tra cứu khoảng cách siêu nét
  4. Quy tắc tìm được điểm Sweet Spot
    1. Thiết lập máy ảnh lấy nét bằng tay
    2. Chế độ lấy nét tự động
    3. Hệ thống lấy nét chủ động
    4. Lấy nét trong khoảng 1/3
    5. Lấy nét đối tượng chính
  5. Tiến hành tìm điểm Sweet Spot cho ống kính
    1. Thiết lập máy ảnh
  6. Tiến hành kiểm tra điểm lấy nét cho ống kính

Điểm ngọt của ống kính là gì?

Điểm ngọt (Sweet Spot) của ống kính hay chính là khoảng cách ống kính lấy nét tốt nhất, liên quan rất nhiều đến ống kính. Mỗi một ống kính sẽ có độ sắc nét khác nhau. Và điểm ngọt này sẽ tương ứng với giá trị của khẩu độ f của mỗi ống kính. Khi chụp ở khoảng cách bằng với giá trị khẩu độ sẽ cho ra những bức ảnh rõ nét đến từng chi tiết. Còn nếu bạn chụp ở gần hoặc ở xa đối tượng so với khẩu độ cho phép thì bức ảnh sẽ khó có thể lấy nét tốt nhất, chất lượng ảnh sẽ bị giảm.

Điểm ngọt (Sweet Spot) của ống kính hay chính là khoảng cách ống kính lấy nét tốt nhất

Độ rõ nét của ảnh chỉ là sự tương đối bởi chúng tùy thuộc vào kích cỡ ảnh và khoảng cách xem ảnh. Ở cùng một khoảng cách, ảnh càng nhỏ sẽ càng rõ nét, ảnh càng phóng to ra chúng ta sẽ thấy ngày càng mờ. Ví dụ, khi chúng ta zoom bức ảnh xem trên màn hình điện thoại, xem tổng quan rất sắc nét nhưng khi zoom ra sẽ thấy mờ dần. 

Tương tự, ảnh càng xa khoảng cách càng rõ nét, càng gần càng mờ. Ta có thể kiểm chứng điều này bằng việc quan sát các bìa quảng cáo to được treo ở trên các đường quốc lộ. Khi ở xa chúng ta thấy rất rõ nhưng càng tiến lại gần, ta thấy được chất liệu in ảnh khá thô sơ và không mịn màng sắc nét như ở khoảng cách trước.

Các yếu tố xác định khoảng cách lấy nét cho ống kính

Khẩu độ

Khẩu độ chính là độ mở của ống kính, được ký hiệu là f. Khẩu độ có tác dụng điều tiết lượng ánh sáng đi vào bên trong cảm biến máy ảnh kỹ thuật số. Độ rộng hẹp của khẩu độ sẽ quyết định đến độ sắc nét của bức ảnh. Với khẩu độ càng nhỏ bức ảnh chụp được sẽ càng chi tiết.

Ví dụ, khi chụp ở chế độ f/1.4, ống kính sẽ bắt nét chủ thể và làm mờ background xung quanh. Thường khẩu độ với độ rộng này sẽ dùng để chụp ảnh chân sẽ, giúp làm rõ nhân vật tốt hơn. Trong khi đó, chụp ảnh ở khẩu độ f/1.6 ảnh sẽ cho độ sắc nét đến cả phần hậu cảnh. Điều này là bởi, khẩu độ nhỏ thì khoảng cách nét sẽ gần, khi chụp sẽ làm cho toàn bộ ảnh đều được sắc nét.

Độ rộng hẹp của khẩu độ sẽ quyết định đến độ sắc nét của bức ảnh

Cảm biến

Mỗi một máy ảnh sẽ có các cảm biến khác nhau, kích thước của mỗi cảm biến sẽ cho ra độ sắc nét của ảnh khác nhau. Cảm biến càng lớn sẽ cho khoảng cách siêu nét gần giúp bức ảnh thể rõ nét được từng chi tiết. Đồng thời, cảm biến có độ megapixel cao cũng sẽ giúp làm bức ảnh sắc nét hơn.

Độ dài tiêu cự

Độ dài tiêu cự cũng ảnh hưởng khác nhiều đến độ sắc nét của hình ảnh. Tiêu cự ống kính càng ngắn có khoảng cách siêu nét sẽ gần hơn, yếu tố hậu cảnh đằng sau cũng được làm rõ nét. Thông thường, ống kính góc rộng với tiêu cự 24mm sẽ cho độ sắc nét tốt, trong khi đó ống kính tiêu cực dài hơn ở 70mm sẽ chỉ lấy nét được đối tượng chính và hậu cảnh sẽ bị làm mờ.

Tiêu cự là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sắc nét của ảnh

Các cách xác định khoảng lấy nét sắc nét cho ống kính

Có 2 cách để xác định khoảng cách lấy nét phổ biến cho ống kính, được biến đến như sau:

Xác định lấy nét dựa vào các ứng dụng

Hiện nay có khá nhiều ứng dụng giúp cho việc tính toán lấy khoảng cách siêu nét cho các nhiếp ảnh gia đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có thể dễ dàng tải các ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính. Trước khi tiến hành chụp ảnh bạn sẽ tính toán được trước khoảng cách lấy nét, sau đó khi chụp chỉ việc giơ máy tại điểm đã xác định và chụp. Bức ảnh sau khi chụp sẽ cho độ sắc nét tốt mà không cần phải chụp đi chụp lại để xác định khoảng lấy nét.

Xác định lấy nét bằng cách tra cứu khoảng cách siêu nét

Nếu bạn không thích sử dụng các ứng dụng hay các hình thức tra cứu khoảng cách lấy nét trực tuyến, bạn có thể dùng bảng tra cứu siêu nét. Những bảng tra cứu này rất tiện lợi, có thể dễ dàng mang theo và xác định được khoảng cách đứng chụp ưng ý cho mẫu hay chụp các cảnh trong nhà một cách dễ dàng.

Tùy thuộc vào máy ảnh bạn đang sử dụng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 bảng tra cứu sau để xác định khoảng cách lấy nét cho ống kính của mình.

  • Bảng tra cứu khoảng siêu nét dành cho máy ảnh Micro Four Thirds.
  • Bảng tra cứu khoảng siêu nét dành cho máy ảnh APS-C.
  • Bảng tra cứu khoảng siêu nét dành cho máy ảnh Full frame.

Bảng tra cứu sau để xác định khoảng cách lấy nét cho ống kính

Lưu ý, để sử dụng bạn cần xác định độ dài tiêu cự ứng với khẩu độ ống kính bạn đang sử dụng, các số tương ứng sẽ là khoảng cách siêu nét. 

Quy tắc tìm được điểm Sweet Spot

Thực sự không có quy tắc nào lấy nét chuẩn 100% mà khi lấy nét bạn cần dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng cua mình để phán đoán ra được điểm nét của ảnh. Một số kinh nghiệm bạn có thể tham khảo như:

Thiết lập máy ảnh lấy nét bằng tay

Bật chế độ lấy nét bằng tay trên ống kính để bắt đầu thực hiện lấy nét. Xoay vòng điều chỉnh tiêu cự đến khoảng cách thích hợp, thông thường nên chọn đối tượng nằm trong khoảng cách 5 - 6m là hợp lý nhất.

Cách xác định khoảng cách lấy nét siêu nét cho ống kính đó là thiết lập khoảng cách lấy nét bằng tay

Chế độ lấy nét tự động

Trong các máy ảnh hiện nay có rất nhiều loại có thể bắt nét tự động. Với cách lấy nét này bạn chỉ cần bật chế độ lấy nét tự động lên, điều chỉnh khoảng cách phù hợp để thiết bị tự bắt nét được.

Bật chế độ lấy nét tự động trên máy ảnh để lấy nét dễ dàng cho bức ảnh

Hệ thống lấy nét chủ động

Lấy nét tự động hoạt động theo nguyên lý đợi ánh sáng từ nhiều đối tượng đến cảm biến máy ảnh, sau đố để máy phân tích độ nét của từng đối tượng. Do đó, các loại máy ảnh lấy nét chủ động thường được trang bị thêm đèn trợ sáng, đèn flash. 

Hệ thống lấy nét chủ động gồm 2 loại:

  • Lấy nét theo pha: Đây là loại lấy nét nhanh chóng tuy nhiên độ chính xác không được cao lắm và cần yếu tố đủ ánh sáng mới có thẻ hoạt động.
  • Hệ thống lấy nét tương phản: Tốc độ lấy nét của hệ thống này khá chậm, nhưng độ chính xác lấy nét của từng vật trong bức ảnh rất cao, lấy nét không giới hạn.

Lấy nét trong khoảng 1/3

Quy tắc lấy nét này thường gặp nhất khi chụp ảnh phong cảnh, lấy nét các chủ thẻ chính phía trước nằm trong khoảng 1/3 của khung ảnh. Bởi vì thường thì nhiều máy có khả năng lấy nét gần, do đó một số đối tượng ở xa không thể hiện được đô sắc nét. Để lấy nét rộng hơn, nhiều hơn 1/3 bức ảnh thì có thể điều hỉnh, thay đổi ống kinh để có những bức hình ưng ý hơn.

Lấy nét trong khoảng 1/3

Lấy nét đối tượng chính

Lấy nét đối tượng chính thường gặp nhiều nhất trong chup ảnh chân dung. Đối tượng chính trong bức ảnh được lấy nét và tất cả cảnh vật xung qunah đều thay đổi.

Tiến hành tìm điểm Sweet Spot cho ống kính

Thiết lập máy ảnh

Bạn sẽ cần một chiếc tripod để gắn camera, giúp camera có thể đứng yên tại điểm được chọn trong quá trình test. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng chi chuyển máy ảnh đi đến các vị trí cần kiểm tra khác nhau. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy ra ống kính máy ảnh bạn cần kiểm tra.
  • Trực tiếp gắn camera và ống kính lên tripod.

Sau đó, bạn sẽ có 2 cách để test khoảng cách sắc nét:

  1. Bạn có thể sử dụng bảng tra cứu khoảng cách sắc nét.
  2. Cách khác là bạn có thể lấy một vật thể tĩnh, sẽ đặc biệt tốt nếu vật đó là một mặt phẳng và có chữ trên đó như: cuốn sách, tờ báo,... Nếu bạn chụp ảnh ngoài trời thì hãy chắc chắn rằng vật thể đó đủ đứng đủ vững để không bị gió cuốn đi.

Vị trí của vật cần được đặt cách xa camera ít nhất hơn 3m. Camera thì nên đặt cách song song với vật. Điều này giúp chúng tránh được việc bị mờ không cần thiết khi bạn chụp với khẩu độ lớn.

Tiến hành kiểm tra điểm lấy nét cho ống kính

Để kiểm tra điểm lấy siêu nét chuẩn cho ống kính, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bật camera ở chế độ Aperture Priority mode. Đây là chế độ tốt nhất để chụp hình, chỉ cần thiết lập khẩu độ và camera sẽ điều chỉnh độ phơi sáng cho bạn.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn có thể chọn khẩu độ lớn nhất được hỗ trợ ống kính của bạn (smallest f-number).
  • Bước 3: Nếu bạn có điều khiển nút bấm, hãy kết nối chúng với camera để chụp hình chỉ với 1 lần chạm. Nếu không, bạn có thể sử dụng chế độ cài đặt thời gian chụp 2s. Điều này sẽ giúp bạn tránh được máy ảnh bị rung.
  • Bước 4: Bật chế độ Auto Focus để khóa tiêu điểm, máy ảnh bắt nét tập trung vào chủ thể. Khi này chụp ảnh sẽ cho chất lượng sắc nét tốt nhất, không bị mờ.
  • Bước 5: Sau đó bạn sẽ cần chuyển đổi chế độ Autofocus (AF) sang Manual focus (MF) ở ống kính. Điều này giúp bạn chắc chắn rằng máy sẽ bắt nét tiêu điểm trong suốt quá trình kiểm tra. Nếu bạn để chế độ AF tất cả thì có thể xảy ra tình trạng máy ảnh bắt nét sang nhầm các đối tượng khác trong bức ảnh.
  • Bước 6: Tiếp theo, bạn chọn khẩu độ tiếp theo và chụp ảnh khác. Bạn sẽ cần chụp ảnh với tất cả các khẩu độ có của ống kính máy ảnh. Nhưng không có nghĩa là bạn phải toàn bộ phạm vi khẩu độ của ống kính mà có thể dừng chụp ở f16.0.
  • Bước 7: Kết nối máy ảnh với máy tính để xem và lưu trữ tất cả các ảnh. Bức ảnh sau khi được chụp về sẽ được cho vào các ứng dụng chỉnh sửa để hậu kỳ lại nhằm mang đến chất lượng ảnh tốt hơn.
  • Bước 8: Tiến hành mở và sánh zoom mỗi máy ảnh ở mức 100% và so sánh độ sắc nét của từng bức ảnh với nhau và tìm ra bức ảnh có chủ thể sắc nét nhất trong số chúng. Giá trị của khẩu độ tại bức ảnh có vẻ có độ nét tốt nhất khi phóng to sẽ là điểm ngọt của ống kính máy ảnh.

Tiến hành lấy nét cho ống kính theo các bước

Lưu ý: Khi chụp bằng các ống kính với khẩu độ lớn, trong một số ảnh sẽ có các vùng mất nét và một số vùng không. Chụp bằng ống kính có khẩu độ f16.0 so với f2.8, sẽ có nhiều vùng mất nét hơn ở ảnh chụp f2.8. Lúc này, bạn chỉ so sánh độ sắc nét của các vùng được bắt nét trog ảnh. 

Trên đây là một số thông tin về cách tìm khoảng lấy nét sắc nét nhất cho ống kính. Mọi thông tin cần thư vấn hoặc có bất kì phản hơi nào hãy liên hệ ngay VJShop để được hỗ trợ.