![](https://cdn.vjshop.vn/tin-tuc/anh-huong-cua-corona-voi-nganh-anh/anh-huong-cua-dai-dich-doi-voi-nganh-anh-2.jpg)
Đại dịch Corona có ảnh hưởng trên toàn cầu đã khiến cả thế giới mất cảnh giác. Nhiều doanh nghiệp, nhà máy tạm thời đóng cửa. Theo tự nhiên không loại trừ bất cứ ngành nghề nào, thị trường công nghiệp máy ảnh đã và đang đặt ra nhiều thách thức mới hơn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và tạo ra doanh thu trong lĩnh vực hoạt động.
Doanh thu chạm đáy trong lịch sử bán hàng
Đại dịch đặt thị trường sản xuất máy ảnh kỹ thuật số sớm rơi vào tình trạng căng thẳng vì họ không thể hoàn lại vốn. Trong khi các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dịch vụ ăn uống vẫn có thể tiếp tục hoạt động thì các nhà sản xuất máy ảnh lại khó khăn hơn trong việc duy trì sản xuất. Sở dĩ xảy ra tình trạng này bởi vì máy ảnh và các thiết bị chụp ảnh kỹ thuật số khác là những sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu.
Thực chất, người tiêu dùng hạn chế mua máy ảnh trong thời kỳ đại dịch cũng là điều dễ hiểu. Các thương hiệu hầu như không thể biết trước được khi nào thì thị trường sẽ ổn định trở lại. Câu trả lời có lẽ sẽ không thể có một sớm một chiều trước tình hình dịch bệnh vẫn đang căng thẳng.
Qua từng giai đoạn, các công ty máy ảnh đã thận trọng cắt giảm ngân sách, thay đổi chiến lược để họ nâng vị thế trên thị trường nhưng kết quả không được như mong muốn. Trên thực tế, đại dịch Covid-19 đã đẩy các doanh nghiệp đối diện với thực tế khắc nghiệt hơn.
Sự ảnh hưởng của đại dịch tác động đến lịch ra mắt và khả năng tiêu thụ sản phẩm có sẵn
Với sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Corona trên toàn thế giới, nhiều sự kiện triển lãm thương mại nhiếp ảnh lớn đã bị hủy bỏ do lo ngại về tình trạng lây nhiễm. Ngay cả những sản phẩm mà các hãng đã định ngày cho ra mắt cũng đều bị hoãn lại cho đến cuối năm. Trong khi các máy có sẵn cũng có mức tiêu thụ ít hơn bình thường do nhiều nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên hoãn đầu tư vào công nghệ mới khi mà thu nhập của họ được dự đoán giảm hơn so với năm trước.
Nguồn cung gặp khó khăn
Nhiều doanh nghiệp cần quan tâm đến chiếc lược phân phối và tiếp thị sản phẩm. Từ chi phí hoạt động đến việc giới thiệu sản phẩm mới, có rất nhiều thứ để công ty tái đánh giá và tạo ra doanh thu cho công ty. Thực tế, trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên, một số thành phần linh kiện của máy ảnh kỹ thuật số lại được cung cấp bởi một vài công ty nhất định, trong nhiều trường hợp chỉ một công ty.
Lý do đằng sau điều này là hầu hết các công ty máy ảnh hoạt động theo hình thức sản xuất có cầu mới có cung. Tức là điều này cho phép họ có thể cung cấp những gì khách hàng muốn với số lượng được yêu cầu. Nhưng một trở ngại lớn đặt ra đối với các công ty công nghệ áp dụng nguyên tắc sản xuất này là sẽ dễ bị gián đoạn trong chuỗi cung ứng không thường xuyên liên tục. Đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch, khả năng sản xuất theo đúng lịch trình gặp rất nhiều khó khăn.
Các nhiếp ảnh gia cần thích nghi với thói quen chụp ảnh mới
Các kỹ năng tạo dáng không được tiếp xúc trực tiếp, chỉ bằng lời nói sẽ cần được áp dụng để phù hợp với những khách hàng không muốn tiếp xúc cơ thể. Nhìn chung các nhiếp ảnh gia cần phải có nhận thức cao về những gì họ cầm nắm, nhấn chạm trong buổi chụp. Điều này khá là khó khăn vì khi chụp ảnh họ phải tập trung chú ý vào các chi tiết, bố cục, cài đặt và khoảnh khắc, bởi thế mà không phải lúc nào cũng có thể ghi nhớ được.
Nhiều nhiếp ảnh gia sẽ cảm thấy doanh thu giảm đáng kể
Nền kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, các nhiếp ảnh gia không loại trừ tác động tài chính nhất định. Khi suy thoái kinh tế bùng phát, chúng ta dự đoán nhu cầu về dịch vụ nhiếp ảnh nói chung sẽ giảm. Tất nhiên, những nhiếp ảnh gia đã xây dựng thương hiệu mạnh với lượng khách hàng định kỳ và nhu cầu cao có thể thấy ít ảnh hưởng hơn. Nhưng đứng trước sự biến động của ngành, tất nhiên, sẽ có sụt giảm doanh thu tạm thời.
Các nhiếp ảnh gia thể thao sẽ cảm nhận được tác động khi các trận đấu bị hủy bỏ. Thợ chụp ảnh cưới cũng không thể làm việc khi khách hàng hoãn đám cưới hoặc các đám cưới giảm ngân sách. Ngay cả những nhiếp ảnh gia chân dung chụp trong studio cũng thấy rõ ràng công việc kinh doanh không được như mong muốn khi khách hàng giảm tiếp xúc bên ngoài, thắt chặt hầu bao và dành nhiều thời gian ở nhà hơn.
Nhận thức rõ cơ hội để đầu tư
Với những tác động của đại dịch đối với nền kinh tế nói chung, nhiều nhiếp ảnh gia lại sử dụng cơ hội này để đầu tư vào công việc kinh doanh của họ. Việc kinh doanh trong ngành nhiếp ảnh không loại trừ những ảnh hưởng của suy thoái. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại có thể tận dụng cơ hội này để tái thiết lập cho quy trình vận hành của doanh nghiệp chẳng hạn như:
- Tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm (SEO) trên trang web của bạn
- Bắt nhịp xu hướng, tái thiết kế album, sản xuất bài viết lên trang web, các trang mạng xã hội
- Thiết lập quảng cáo trên các trang mạng xã hội
- Tìm hiểu các chiến lược tiếp thị web mới như: email marketing và các chương trình giới thiệu
- Sắp xếp danh mục đầu tư theo thứ tự để tối ưu hóa chi phí
- Nâng cao kỹ năng hiện tại của bạn thông qua các khóa học trực tuyến
- Nghiên cứu các công cụ giúp tăng tốc quy trình làm việc
- Loại bỏ các đăng ký và chi phí không cần thiết
Mặc dù Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chung của thế giới. Nhưng xét theo khía cạnh nào đó, đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh máy ảnh, nhiếp ảnh gia tự do xem xét lại tình hình kinh doanh nói chung cũng như đánh giá về khả năng phục hồi trong tương lai của ngành nhiếp ảnh nói riêng. Theo đó, điều tốt nhất lúc này chúng ta có thể làm là bình tĩnh sáng suốt và chuẩn bị để có phát triển mạnh mẽ trở lại trong tương lai.