Skip to content

VJShop.vn

Dù đã ra mắt gần một năm nhưng độ hot của chiếc flycam trên thị trường bay FPV vẫn chưa ngừng hạ nhiệt. Đặc biệt DJI lại còn mới đưa ra 2 món phụ kiện cực đỉnh để kết hợp với chiếc máy bay không người lái Avata này. Hãy cùng VJShop đánh giá DJI Avata chi tiết xem chiếc drone này có gì đặc biệt mà khiến anh em chơi FPV đam mê đến vậy.

Tóm tắt nội dung:

  1. Ưu, Nhược điểm
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm
  2. Thông số kỹ thuật
  3. Đánh giá DJI Avata - Vẻ ngoài hiện đại
    1. Tổng quan
    2. Ngôn ngữ thiết kế
    3. Nơi lắp pin an toàn
    4. Vị trí cổng USB-C và khe cắm thẻ nhớ
  4. DJI Avata đi kèm các phụ kiện hay ho
    1. Kính VR DJI Goggles 2
    2. Kính VR DJI Goggles Integra
    3. Điều khiển DJI Motion Controller
    4. Điều khiển DJI RC Motion 2
  5. Chất lượng hình ảnh và video
    1. Tốc độ bay không bằng DJI FPV Drone
    2. Cảm biến CMOS 1/1.7 inch
    3. Độ nhạy sáng ISO
    4. Độ phân giải cảm biến 48MP cho hình ảnh sắc nét
    5. Quay video 4K/60fps
  6. Khả năng chống rung ấn tượng
  7. Đánh giá DJI Avata - Thời lượng pin
  8. Tổng kết

Ưu, nhược điểm của DJI Avata

Ưu điểm

  • Đem đến cảm giác thú vị khi bay mà không flycam nào đem lại được
  • Kính FPV sắc nét có điều chỉnh điốp
  • Điều khiển tốt bằng 1 tay
  • Chụp những bức ảnh POV tuyệt đẹp
  • Góc nhìn rộng cùng khả năng quay video 4K60p ấn tượng

Nhược điểm

  • Mức giá khá chát
  • Không phù hợp với những khu vực nhỏ, đông đúc
  • Phản ứng chậm với những thay đổi trong cân bằng trắng

Thông số kỹ thuật của DJI Avata

  • Ngày ra mắt: 22/08/2022
  • Cảm biến: 1/1,17 inch CMOS
  • FOV: 155°
  • Độ phân giải ảnh tĩnh: 48MP
  • Khẩu độ: f/2,8
  • Định dạng ảnh: JPEG
  • Kích thước ảnh: 4000 x 3000
  • Độ phân giải video: 4K/60fps; 2,7K/120fps; 1080p/120fps
  • Chống rung: 1 trục RockSteady và HorizonSteady
  • Công nghệ truyền: DJI O3+
  • Trọng lượng: 410g
  • Kích thước: 142 x 94 x 55mm
  • Thời gian bay tối đa: 18 phút
  • Hỗ trợ GNSS: GPS + Galileo + BEIDOU

Đánh giá DJI Avata - Vẻ ngoài hiện đại

Sau khi đi qua ưu- nhược điểm và bảng thông số thì chúng ta sẽ đến với những đánh giá chuyên sâu về chiếc flycam DJI Avata nhé.

Tổng quan

Nhìn lại một chút về quá khứ mà cụ thể vào năm 2021 khi mà DJI công bố chiếc máy bay không người FPV (góc nhìn thứ nhất) đầu tiên mang tên DJI FPV. Rất nhiều anh em trong cộng đồng flycam khi đó đã băn khoăn rằng chiếc drone này sẽ tác động như nào đến thị trường flycam đang khá sôi động.

Có thể gọi DJI FPV Drone là đứa con lai giữa truyền thống và FPV khi sử dụng chiếc flycam này bạn vừa có trải nghiệm nhìn kính FPV và vẫn sử dụng được chiếc điều khiển cơ bản có trên các mẫu máy bay không người lái khác. Tuy nhiên, là chiếc flycam FPV đầu tiên nên DJI cũng có khá nhiều thiếu sót ví dụ như cận nặng lên đến 795g cùng với phần cánh quạt không có viền bảo vệ khi bay, thiết kế cồng kềnh, nặng nề.

review dji avata chiếc flycam FPV ấn tượng nhất trên thị trường

DJI là một hãng công nghệ luôn tiếp thu ý kiến của khách hàng và chỉ khoảng 1 năm sau đó học cho ra đời chiếc DJI Avata với nhiều cải tiến ấn tượng. Với DJI Avata, những phi công FPV sẽ thật sự được đắm mình trong khung cảnh và cụm camera của drone đem lại. Với trọng lượng chỉ 410g, nhẹ hơn gần một nửa so với người đàn anh cùng thiết kế nhỏ gọn và linh hoạt hơn. Ngoài ra, chiếc máy này cũng được DJI hỗ trợ nhiều phụ kiện hơn.

Ngôn ngữ thiết kế

Thiết kế của DJI Avata hoàn toàn khác biệt so với DJI FPV Drone ban đầu, nổi bật nhất là phần bảo vệ cánh quạt được cố định ở máy luôn. Điều này sẽ giúp Avata có thể xử lý mượt mà trong những tình huống bất ngờ gặp chướng ngại vật cũng như an toàn hơn khi bay trong nhà so với người đàn anh. Và phần bảo vệ cánh quạt và khung máy sẽ có thể mua được tại DJI, điều này cho phép bạn có thể thay thế chúng nếu gặp va chạm đáng tiếc.

Đánh giá DJI Avata về ngôn ngữ thiết kế

Điều đáng nói hơn cả là mặc dù bổ sung thêm phần bảo vệ cánh quạt nhưng cân nặng của DJI Avata lại nhẹ hơn DJI FPV Drone đến gần 1 nửa:

  • DJI Avata: 410g
  • DJI FPV: 795g

Ngoài việc nhẹ hơn về trọng lượng, kích thước của Avata cũng nhỏ hơn nhiều (142 x 94 x 55mm) so với FPV (255 × 312 × 127 mm). Điều này giúp cho Avata có thể luồn lách qua các khu vực có diện tích hẹp.

Nơi lắp pin an toàn

Pin trên DJI Avata có thể trượt và khóa chắc chắn ở phía sau máy bay không người lái và có một đầu nối linh hoạt giúp bạn có thể sạc trực tiếp khi pin ở trên flycam thay vì sạc qua cổng sạc 3 pin như bình thường. Với phần lắp pin như này có mục đích giúp cho viên pin có thể tránh hư hỏng nếu xảy ra những va chạm không đáng có.

Phía nắp pin khóa chắc chắn trên DJI Avata

Phần đèn nguồn trên pin được đặt vô cùng hợp lý để người dùng có thể xác định được mức pin khi đang sử dụng hoặc sạc.

Vị trí cổng USB-C và khe cắm thẻ nhớ

Nhìn chung, thiết kế của Avata vô cùng gọn gàng và ấn tượng chỉ trừ một điểm duy nhất đó là vị trí của cổng USB-C và khe cắm thẻ nhớ. Thật sự là chúng mình không nghĩ là DJI sẽ lựa chọn vị trí trong vòng cánh bảo vệ cánh quạt để đặt cổng USB và thẻ nhớ tại đó. Đấy là một sự lựa chọn tồi bởi bọc ngoài là một miếng cao su và rất có thể nếu người dùng lắp không chặt miếng cao su này khi sử dụng flycam ở tốc độ cao sẽ khiến miếng cao su văng vào cánh quạt gây nên những sự cố không nên xuất hiện.

Phần lắp thẻ nhớ và cổng USB-C không hề tốt

DJI Avata đi kèm các phụ kiện hay ho

Avata là một thiết bị bay đặc biệt nên các review DJI Avata cũng sẽ khác biệt hơn so với các chiếc flycam đơn thuần khác. Tại phần này chúng ta sẽ khám phá những món phụ kiện flycam mà chỉ cần nhắc tới cái tên DJI Avata hay bay FPV chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến.

Kính thực tế ảo DJI Goggles 2

Món đồ đầu tiên mà mọi người chỉ cần nhìn anh em đeo thôi là đã biết anh em đang bay FPV trên chiếc flycam Avata hoặc FPV đó chính là chiếc kính thực tế ảo DJI Goggles 2. Đây cũng là món phụ kiện đầu tiên mà chúng ta sẽ đi đánh giá chi tiết.

kính DJI Goggles 2 hỗ trợ đắc lực cho DJI Avata

Chiếc kính Goggles 2 được trang bị tấm nền Micro-LED độ phân giải 1080p ở mỗi mắt, vượt trội hơn so với người tiền nhiệm DJI Goggles V2 (độ phân giải 810p). Khá bất ngờ, tốc độ khung hình trên Goggles V2 lên đến 120 khung hình/giây trong khi tốc độ nhanh nhất trên Goggles 2 chỉ là 100 khung hình/giây. Nhưng người dùng cũng không cần quá lo lắng bởi tốc độ truyền băng thông của Goggles 2 vẫn lên tới 50Mb/giây giúp cân bằng giữa độ phân giải và tốc độ khung hình. Nói cơ bản thì với bạn sẽ có thể quan sát hình ảnh ở độ phân giải HD với tốc độ 100 khung hình/giây với kính Goggles 2.

Đánh giá DJI Avata chi tiết mới nhất

Kết nối giữa máy bay không người lái Avata và Goggles 2 là công nghệ truyền sóng Ocusync O3+, công nghệ truyền tải gần như mới nhất của DJI (chỉ sau O3 Pro trên Inspire 3). Tùy thuộc và khu vực bạn đang bay, O3+ có thể cung cấp khả năng truyền video ở khoảng cách lên tới 10km hoặc chỉ 2km nếu bạn ở Châu  Âu.

Trên Goggles 2 bạn sẽ có thể điều chỉnh chất lượng chụp và các cài đặt khác. Ngoài ra, chiếc kính thực tế ảo này còn có thể điều chỉnh độ đi-ốp từ khoảng-8,0 D đến +2,0 D để có thể phù hợp với mắt của bạn.

DJI Goggles 2 có thời gian sử dụng tối đa lên đến 110 phút và những viên pin có thể hoán đổi và sử dụng tiếp. Tuy nhiên, khoản đi dây để sử dụng chiếc kính này cũng khá vướng víu đem đến sự không thoải mái cho người dùng.

Kính thực tế ảo DJI Goggles Integra

Mới ra mắt vào năm 2023, chiếc kính DJI Goggles Integra có ngôn ngữ thiết kế cũng như thông số kỹ thuật tương đồng với người tiền nhiệm Goggles 2. Điều kỳ lạ mà DJI đã làm trên Goggles Integra là họ đã tích hợp phần pin vào băng đô của sản phẩm mà không cần phải đi dây như trên Goggles 2. Nhưng chiếc kính này lại không được trang bị WI-FI hay cả Bluetooth, điều này đồng nghĩa bạn sẽ không thể kết nối không dây với flycam Avata từ điện thoại mà sẽ cần nối dây qua cổng USB-C.

kính DJI Goggles Integra tích hợp phần pin ngay vào băng đô

Một điều mà nữa mà chúng mình đánh giá DJI Goggles Integra không ấn tượng bằng Goggles 2 là phần điều chỉnh đi-ốp cận ngay trên kính. Với chiếc Integra chúng ta sẽ không có nút điều chỉnh đi-ốp mà bạn sẽ cần phải lựa chọn mắt kính phù hợp ở hộp mắt kính đi kèm.

Điều khiển thông minh DJI Motion Controller

DJI Avata tương thích với điều khiển DJI Motion Controller, chiếc điều khiển này giúp người sử dụng flycam Avata có thể điều khiển bằng một tay cực kỳ dễ dàng. Tuy nhiên, phần điều khiển trên chiếc điều khiển này lại ở dạng phím cứng nên sử dụng thời gian dài khá đau tay và bạn sẽ không thể điều khiển flycam bay lùi được ở trên chiếc điều khiển này.

Điều khiển thông minh DJI Motion Controller

Điều khiển thông minh DJI RC Motion 2

Có thiết kế tương đồng với chiếc điều khiển DJI Motion thế hệ thứ nhất giúp người dùng có những trải nghiệm trực quan và các thao tác dễ dàng hơn khi sử dụng. Ngoài ra, điều khiển thông minh DJI RC Motion 2 còn bổ sung tính năng đảo ngược, hỗ trợ flycam có thể bay lùi khi gặp địa hình không thuận lợi.

Điều khiển thông minh DJI Motion 2 được nâng cấp đáng kể so với thế hệ cũ

Ngoài ra, phần nút vật lý điều khiển cứng cũng được thay đổi thành joystick để người dùng không bị cấn khi sử dụng trong thời gian dài. Phần vòng xoay Fn giúp người dùng có thể điều chỉnh các thông số chụp ảnh bằng thao tác xoay đơn giản.

Review DJI Avata - Chất lượng hình ảnh và video

Phần này chúng ta sẽ đánh giá chuyên sâu chất lượng hình ảnh và video được quay chụp bằng chiếc flycam FPV đặc biệt này nhé.

Tốc độ bay không bằng DJI FPV Drone

Trước khi đến với chất lượng hình ảnh thì hãy ghé qua một chút ở phần tốc độ bay của DJI Avata. Đây có lẽ là một điều khá ngạc nhiên bởi chiếc FPV có tốc độ lên đến 140km/h ở chế độ “Manual” còn Avata có tốc độ tối đa chỉ 97,2km/h mà thôi. Avata chậm hơn đáng kể bởi FPV ở chế độ “Sport” đã đạt được tốc độ này.

Đánh giá DJI Avata có tốc độ bay không bằng FPV

Cũng tương tự như tốc độ bay tối đa các chỉ số khác như bay ngang, bay xuống và bay lên của DJI Avata đều kém hơn so với người đàn anh.

Cảm biến CMOS 1/1.7 inch

Cảm biến trên DJI Avata (1/1,17 inch) lớn hơn đáng kể so với cảm biến trên DJI FPV (1/2,3 inch). Với kích thước cảm biến lớn hơn không chỉ cho phép độ nhạy cao hơn trong điều kiện ánh sáng yếu mà còn cung cấp dải động lớn hơn khi phân loại cảnh quay ở quá trình hậu kỳ.

Độ nhạy sáng ISO

Nếu bạn cài đặt camera ở chế độ “Auto”, máy ảnh sẽ hoạt động trong phạm vi ISO từ 100-6400, nhưng cài đặt thủ công cho phép đặt máy ảnh ở mức ISO cao nhất là 25600 để chụp cảnh ban đêm.

Độ phân giải cảm biến 48MP cho hình ảnh sắc nét

Trong khi người tiền nhiệm DJI FPV chỉ có độ phân giải 12MP, thì cảm biến trên DJI Avata có độ phân giải lên đến 48MP. Kết hợp cùng với đó là khẩu độ lớn f/2.8 cố định cung cấp góc nhìn 155º FOV, tất cả được gắn đồng thời trên gimbal 1 trục. Điều này giúp camera trên DJI Avata có thể chụp được những bức ảnh với độ chi tiết và sắc nét vô cùng hoàn hảo. 

Review DJI Avata về chất lượng hình ảnh

Quay video 4K/60fps

Chiếc flycam thuộc dòng FPV của nhà DJI sở hữu khả năng quay video ở độ phân giải lên đến 4K ở tốc độ 60fps; 2,7K/100fps và 1080p/100fps với kính DJI Goggles 2 và Goggles Integra.

Tốc độ truyền video tối đa là 150Mb/giây, flycam sẽ có hai cấu hình màu bao gồm: Normal và D-Cinelike. Nếu bạn là một nhà làm phim quan tâm đến màu sắc trong video và muốn nó chuyên nghiệp nhất thì D-Cinelike là sự lựa chọn hàng đầu. Còn nếu bạn chỉ đơn giản muốn "chơi đùa" với công nghệ bay thì cấu hình màu Normal là đủ. Cả hình ảnh tĩnh và video được ghi lại bằng Avata đều vô cùng mượt mà bởi khả năng ổn định hình ảnh điện tử (EIS).

DJI Avata quay video 4K mượt mà, lên màu chuyên nghiệp

Cả ảnh và video trên DJI Avata đều có thể được quay theo tỷ lệ 16:9 và 4:3. Tốc độ màn trập và ISO có thể được điều chỉnh thủ công, trong khi độ phơi sáng có thể được chỉnh sửa ở chế độ Tự động. Các định dạng tiêu chuẩn, góc rộng và góc siêu rộng cũng được hỗ trợ để chụp ảnh. 

Khả năng chống rung ấn tượng

Camera của DJI Avata được tích hợp sẵn tính năng ổn định hình ảnh Rock Steady, và không phải bàn cãi nhiều khi Rock Steady hoạt động rất ổn. Tuy nhiên, điều thú vị là bạn hãy thử vô hiệu hóa Rock Steady, sau đó để DJI Avata tự ổn định với Gyroflow. Gyroflow hoạt động hiệu quả không thua kém gì RockSteady. Các cảnh quay trông mượt mà, ổn định, rất giống với khả năng chống rung trên GoPro khi sử dụng Real Steady.

Trải nghiệm ổn định hình ảnh trên DJI Avata cùng RockSteady và Gyroflow

Vì vậy, nếu bạn bay DJI Avata vui vui thì sử dụng Rock Steady là họp lý. Nhưng trường hợp muốn vừa bay vừa chụp 1 thứ gì đó cụ thể, chi tiết thì đừng ngần ngại thừ Gyroflow - luồng con quay hồi chuyển.

Đánh giá DJI Avata - Thời lượng pin

Là một chiếc FPV nên DJI Avata sở hữu đặc trưng giống hầu hết các người đàn anh, thời lượng pin ngắn. Như thông tin hãng công bố, flycam có thể bay tối đa trong khoảng 18 phút với viên pin 2420mAh. Tuy nhiên trên thực tế, bạn chỉ nên bay đi bay về khoảng 10-12 phút thôi cho an toàn, dù sao đây cũng là thời lượng bay được cải thiện hơn rất nhiều so với máy bay không người lái truyền thống.  

Tổng kết

Chúng mình nghĩ DJI Avata hiện tại đang là trùm của drone FPV, kể cả là đối với những anh em bay chuyên nghiệp hay người mới bay thì cũng sẽ thấy DJI Avata rất dễ học, thú vị, đặc biệt là hỗ trợ cải thiện kỹ năng bay. Từ chế độ bay thường đến chế độ sport, bạo tay hơn nữa thì bay hoàn toàn thủ công tùy thuộc vào người dùng. Vậy nên, nếu bạn là người đang tìm kiếm cho mình chiếc flycam hay ho, mang lại trải nghiệm bay chân thực thì Avata dành cho bạn. 

Trên đây là bài đánh giá DJI Avata chi tiết, những điểm mạnh và yếu cùng những món đồ chơi cực xịn đi kèm, chiếc flycam này chắc chắn vẫn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của anh em chơi FPV. 

Sản phẩm liên quan