
Trong thế giới không ngừng phát triển của công nghệ drone, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm luôn là điều thú vị đối với những người yêu thích bay drone và sáng tạo nội dung. Mới đây, chiếc DJI Air 3 đã ra mắt càng làm khuấy đảo giới flycam, tạo nên 3 tên tuổi nổi tiếng nhất hiện nay là DJI Air 3, DJI Air 2S và DJI Mini 3 Pro. Với những cải tiến mới, tính năng độc đáo và hiệu năng vượt trội, sản phẩm hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm bay độc đáo. Hãy cùng VJShop đi sâu vào so sánh DJI Air 3 vs DJI Air 2S vs DJI Mini 3 Pro từng chi tiết về đặc điểm nổi bật và tìm ra chiếc drone nào có thể là người bạn đồng hành lý tưởng cho các cuộc phiêu lưu trên bầu trời.
Thông số kỹ thuật DJI Air 3, Air 2S và Mini 3 Pro
Trước khi đi đến so sánh chi tiết thì hãy điểm lại những thông số kỹ thuật nổi bật nhất của 3 dòng DJI Air 3, Air 2S và Mini 3 Pro xem có gì khác biệt nhé:
DJI Air 3 | DJI Air 2S | DJI Mini 3 Pro | |
Camera | Camera kép 24mm f/1.7 + 70mm f/2.8 (1/1.3-inch CMOS) | 22mm f/2.8 (1-inch CMOS) | 24mm f/1.7 (1/1.3-inch CMOS) |
Tốc độ | 21 m/s | 19 m/s | 16 m/s |
Trọng lượng | 720g | 595g | 249g |
Khoảng cách hoạt động | 32 km | 12 km | 18 km (với Intelligent Flight Battery) 25 km (với Intelligent Flight Battery Plus) |
Hệ thống truyền phát | O4 HD | O3 | O3 |
Dung lượng pin | 4241 mAh | 3750 mAh | 2453 mAh |
Kích thước | 207×100,5×91,1 mm (khi gập lại) 258,8×326×105,8 mm (chưa gập lại) |
180 x 77 x 97 mm (Gập cánh) 183 x 77 x 253 mm (Mở cánh) |
145×90×62 mm (Gấp lại) 171×245×62 mm(Mở ra) |
Độ phân giải video | 4K 60fps / 4K 100fps | 5.4K 30fps / 4K 60fps | 4K 60fps / 2.7K 60fps |
Thời gian sử dụng | 46 phút | 31 phút | 34 phút (với Intelligent Flight Battery) 47 phút (với Intelligent Flight Battery Plus) |
So sánh ưu nhược điểm
DJI Air 3 | DJI Air 2S | DJI Mini 3 Pro | |
Ưu điểm | - Hệ thống camera kép mới hoàn hảo - Hệ thống truyền tải hình O4 tốt - Thời gian bay dài hơn, tốc độ bay nhanh hơn - Cảm biến tránh vật cản đa hướng |
- Cảm biến lớn hơn 1 inch - Độ phân giải lên đến 5.4K - Giá thành vừa phải |
- Hiệu suất ánh sáng yếu ấn tượng - Trọng lượng và kích thước nhỏ gọn - Chế độ bay tự động tiện lợi |
Nhược điểm | - Giá thành đắt | - Chế độ slow motion tối đa là 1080p | - Giá cao hơn so với các mẫu Mini trước đó |
Giá của DJI Air 3 vs DJI Air 2S vs DJI Mini 3 Pro
DJI Air 2S được ra mắt vào tháng 4 năm 2021 được bán với giá là $999 (khoảng 24.000.000 VNĐ), chiếc DJI Mini 3 Pro là một sự lựa chọn hợp lý hơn với giá được bán khoảng 21.000.000 VNĐ, phù hợp với những người mới bắt đầu hoặc điều kiện kinh tế còn hạn chế.
Trong khi đó, DJI Air 3 mới ra mắt gần đây có giá cao hơn hẳn là $1099 (khoảng 26.000.000 VNĐ). Được trang bị các tính năng tiên tiến và hiệu suất camera vượt trội, DJI Air 3 dành cho những người có đam mê sáng tạo và dân chuyên nghiệp muốn trải nghiệm hiệu suất sao từ một chiếc flycam nhẹ và tiện lợi. Với sự đa dạng về mức giá, người dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau dựa trên nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình.
Thiết kế của 3 dòng DJI
Xét về thiết kế của DJI Air 3 thì hãng đã cho ra mắt một sản phẩm tương tự với các thiết kế của những phiên bản trước đó, cánh quạt được làm mỏng và thân máy có màu sẫm hơn so với hai phiên bản cũ. Kích thước của Air 3 là 207×100,5×91,1mm (khi gập lại), 258,8×326×105,8mm (chưa gập lại) lớn hơn đáng kể so với tiền nhiệm Air 2S cả về kích thước khi gập lại và chưa gập lại. Ngoài ra, với trọng lượng 720g, nặng hơn khoảng 125g so với DJI Air 2S, việc nặng hơn này cũng là do sự cải tiến camera kép nhưng máy vẫn đủ nhỏ để người dùng có thể mang theo dễ dàng.
Riêng về dòng DJI Mini 3 Pro, đúng như với tên gọi, flycam mang đến sự nhỏ gọn và nhẹ nhàng hơn hẳn với trọng lượng chỉ 249g, biến phiên bản drone thành lựa chọn hoàn hảo cho tính linh hoạt khi vận chuyển. Với thiết kế này, Mini 3 Pro phù hợp nhất cho những người mới bắt đầu tập tành bay và không muốn đầu tư quá nhiều tiền.
Có thể thấy, DJI Air 3 có thiết kế mạnh mẽ với các tính năng cao cấp, trong khi DJI Mini 3 Pro nổi bật với tính di động tối ưu. DJI Air 2S nằm ở giữa, cung cấp một sự cân đối giữa hiệu suất và khả năng mang theo.
Các tính năng thông minh
ActiveTrack
Cả ba dòng drone này đều có tính năng ActiveTrack, giúp máy tự động theo dõi và đi theo đối tượng mà người dùng muốn. Tuy nhiên, DJI Air 3 được tích hợp ActiveTrack 5.0 nâng cấp và nổi bật hơn hẳn so với 2 dòng Air 2S và Mini 3 Pro, công nghệ nhận diện đối tượng thông minh cho phép máy nhận biết và phân biệt đối tượng khỏi các vật thể xung quanh một cách chính xác.
Chế độ quay video dọc
Mini 3 Pro nổi bật hơn so với 2 dòng còn lại khi sở hữu tính năng quay video theo chiều dọc, cho phép gimbal xoay 90 độ để quay phim mà không cần cắt hoặc điều chỉnh lại kích thước. Cả Air 3 và Air 2S cũng hỗ trợ quay video theo chiều dọc, nhưng không có khả năng xoay gimbal như Mini 3 Pro. Điều này giúp Mini 3 Pro dễ dàng tạo nội dung phù hợp cho các nền tảng mạng xã hội mà không cần chỉnh sửa sau quá trình quay.
Waypoint
DJI Air 3 là dòng đầu tiên trong series Air hỗ trợ tính năng Waypoint, đây cũng là cải tiến hoàn hảo hơn hẳn so với 2 dòng cũ Air 2S và Mini 3 Pro. Người dùng có thể lập kế hoạch tuyến đường bay và cảnh quay trước để thực hiện các chuyến bay phức tạp. Ngoài ra, tính năng này cũng cho phép người dùng lưu tuyến đường bay để có thể sử dụng lặp lại cho những lần bay tiếp theo.
MasterShots
Trên cả 3 dòng DJI Air 3, DJI Air 2S và DJI Mini 3 Pro đều sở hữu tính năng MasterShots cho phép người dùng tạo ra các video chất lượng cao mà không phải tốn nhiều công sức. Drone sẽ tự động điều chỉnh góc quay và đường bay để tạo ra các cảnh quay đa dạng và hấp dẫn hơn chỉ với một lần chạm duy nhất.
Điều khiển từ xa Air 3 vs Air 2S vs Mini 3 Pro
DJI Air 3 đi kèm và tương thích với bộ điều khiển DJI RC 2. So với DJI RC trước đây, hiệu suất của DJI RC 2 đã được cải thiện đáng kể, mang lại trải nghiệm hoạt động tổng thể mượt mà hơn. Giải pháp truyền video cũng đã được nâng cấp và hệ thống anten đã được nâng cấp từ 1T2R lên 2T4R. Điều này cung cấp hiệu suất truyền tải video ổn định và tốt hơn.
DJI Air 2S và Mini 3 Pro cũng đi kèm với các bộ điều khiển từ xa tương tự. Tuy nhiên, trong khi Mini 3 Pro đi kèm với bộ điều khiển phù hợp với sự nhỏ gọn đặc trưng, thì Air 2S và Air 3 kích thước lớn hơn nhưng đều hỗ trợ các tính năng cao cấp hơn.
So sánh hiệu suất camera
Hiệu suất camera DJI Air 3
Hệ thống camera chính kép trên Air 3 lần đầu tiên được áp dụng trên dòng Air của DJI, bao gồm một camera góc rộng 1/1.3 inch CMOS và một camera zoom tầm trung 3x có cùng kích thước 1/1.3 inch CMOS. Hai chiếc camera này đều có khả năng chụp ảnh 48MP hoàn hảo mang lại trải nghiệm hình ảnh sống động và cho phép cắt ghép dễ dàng sau khi chụp.
Với cảm biến CMOS 1/1.3 inch kép, Air 3 cũng hỗ trợ thêm ISO kép và có thể xuất video 4K/60fps HDR trực tiếp mà không cần chỉnh sửa, cắt ghép. Điều này giúp mang lại màu sắc tươi sáng hơn, chuyển đổi ánh sáng mượt mà và mang lại hình ảnh cực kỳ chân thực.
Hiệu suất camera của DJI Air 2S
Với phiên bản tiền nhiệm, sở hữu cảm biến hình ảnh 1 inch với pixel lớn 2.4μm, cho phép người dùng có thể nắm bắt chi tiết ấn tượng. Tuy nhiên, Air 2S chỉ có 1 camera nên so với các tùy chọn hình ảnh động mà Air 3 mang lại là không bằng.
Hiệu suất camera của DJI Mini 3 Pro
Còn đối với chiếc Mini 3Pro cung cấp khả năng camera tương đối tốt. Tuy nhiên, mặc dù cảm biến cũng 1/1.3-inch CMOS giống với Air 3, nhưng chỉ với 1 camera nên sẽ hạn chế về chất lượng hình ảnh so với 2 dòng còn lại.
Hiệu suất hoạt động bay
Trên cả ba chiếc máy bay không người lái đều mang đến hiệu suất bay ấn tượng, tuy nhiên DJI Air 3 giờ đây đã vượt trội hơn cả với tính năng cảm biến chướng ngại vật đa hướng, mang đến một trải nghiệm bay an toàn và tự tin hơn. Đặc biệt, thời gian bay tối đa của flycam kéo dài lên đến 46 phút, cung cấp thời gian bay đáng kể cho người dùng có thể thỏa sức khám phá, lập kế hoạch quay phim và thực hiện các cảnh quay hoàn hảo. Trong khi đó, DJI Mini 3 Pro mặc dù vẫn cung cấp hiệu suất tốt nhưng lại không có tích hợp cảm biến vật cản, nên điều này có thể khiến cho việc bay trong môi trường phức tạp trở nên khó khăn hơn.
Một tích năng nổi bật khác trên Air 3 là khả năng sạc pin mới lạ, ấn tượng, hệ thống sạc pin này có thể truyền tải năng lượng giữa các pin với nhau. Bằng cách nhấn và giữ nút chức năng, người dùng có thể chuyển năng lượng từ các viên pin có năng lượng thấp sang hết cho viên pin có năng lượng cao nhất. Điều này giúp đảm bảo người dùng sẽ luôn có ít nhất một viên pin được sạc đầy, rất hữu ích trong trường hợp cần bay lâu mà khả năng sạc bị hạn chế.
Ngoài ra, DJI Air 3 cũng cải thiện khả năng truyền hình ảnh hơn so với 2 thế hệ còn lại. Hệ thống truyền hình ảnh O4 thế hệ mới mang lại phạm vi tối đa lên đến 20 km, đồng thời cung cấp tín hiệu trực tiếp chất lượng tối đa 1080p/60fps để đảm bảo việc xem ảnh trực tiếp mượt mà hơn bao giờ hết. Trong khi DJI Air 2S và DJI Mini 3 Pro chỉ sở hữu hệ thống truyền hình ảnh O3.
DJI Air 3 vs Air 2S vs Mini 3 Pro: Nên chọn dòng nào?
Việc lựa chọn giữa DJI Air 3, Air 2S và Mini 3 Pro còn phụ thuộc vào nhu cầu thật sự và sự ưu tiên của cá nhân mỗi người. Nếu bạn là người đặc biệt quan tâm đến chất lượng hình ảnh và video, DJI Air 3 sẽ thực sự là lựa chọn tốt cho những người muốn tạo ra nội dung chất lượng cao và không ngại đầu tư hơn, khi nổi bật với hệ thống camera kép mạnh mẽ, khả năng quay video ấn tượng và khả năng tránh vật cản.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn một dòng drone nhỏ gọn, dễ dàng mang theo và giá cả hợp lý thì Mini 3 Pro có thể là sự lựa chọn phù hợp. Nhờ khả năng quay video theo chiều dọc và tính di động, nhỏ, gọn, linh hoạt của dòng mini này phù hợp cho việc tạo nội dung trên đường di chuyển. Bên cạnh đó, Air 2 cũng sẽ vô cùng hoàn hảo cho dân bay chuyên nghiệp nếu bạn cảm thấy những cải tiến mới không quá cần thiết.