Skip to content

VJShop.vn

Ngoài bố cục, kỹ thuật chụp thì độ tương phản chính là yếu tố quyết định đến sự hấp dẫn của một bức ảnh. Tương phản này không hẳn chỉ là sự đối nghịch giữa sáng và tối mà còn là sự khác biệt giữa tông màu, màu sắc và họa tiết trong một bức ảnh. Vậy độ tương phản là gì? Cùng VJShop tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Độ tương phản là gì?

Độ tương phản trong nhiếp ảnh được miêu tả như là sự khác nhau về tông màu, màu sắc, kết cấu, điểm sáng, bóng. Theo nghĩa đen, tương phải là sự khác biệt. Và trong nhiếp ảnh, sự khác biệt nằm ở tông màu, màu sắc giữa những thứ có liên quan đến với nhau. Độ tương phản của hình ảnh cũng bị ảnh hưởng bởi cường độ và chất lượng ánh sáng. Bên cạnh đó, Sự tương phản còn là về mặt khái niệm của các đối tượng trong ảnh có liên quan với nhau. 

Những hình ảnh có độ tương phản cao giúp làm nổi bật các yếu tố được lấy làm điểm nhấn có trong ảnh. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng cần chú ý khi bắt đầu với nhiếp ảnh, để có thể tạo ra những bức ảnh đẹp, chất lượng.

Sự tương phản là gì

Các loại độ tương phản trong nhiếp ảnh

Độ tương phản tông màu

Trong nhiếp ảnh, độ tương phản tương màu là kiểu tương phản được sử dụng rộng rãi, đề cập đến sự khác biệt giữa tông màu hoặc độ sáng trong các thành phần của hình ảnh. Thông thường, tương phản tông màu sẽ sử dụng nhiều trong các hình ảnh màu, đen trắng. Nếu bạn muốn giữa lại bố cục đơn giản trong ảnh màu, bạn có thể sử dụng là độ phản màu để làm nổi bật ảnh. Ví dụ điển hình của thể loại này đó chính là loại ảnh hình bóng. Ngược lại, ảnh đen trắng có thể dựa vào kỹ thuật này để làm rõ nét hình ảnh. 

Độ tương phản tông màu

Độ tương phản màu sắc

Để tìm ra các cặp màu sắc tương phản khác nhau thì người ta sử dụng bánh xe màu sắc và lý thuyết màu sắc. Các cặp tương phản sẽ nằm ở hai phía đối diện của bánh xe và còn được gọi là màu bổ sung. Màu sắc tương phản này sẽ nằm 1 trong 2 nhóm: Màu sắc nóng hoặc màu sắc lạnh. Sự phối kết hợp hoàn hảo giữa các màu sắc đối lập sẽ tạo nên bức hình nghệ thuật ấn tượng, đẹp mắt. 

Ví dụ màu đỏ nằm đối diện với màu xanh lá trên bánh xe màu. Điều này có nghĩa là hai màu có độ tương phản tối đa với nhau. Sự tương phản màu sắc này giúp làm bức tranh trông nổi bật hơn, thu hút người xem. Đặc biệt, khi phối kết hợp giữa các tông màu ấm và tông màu lạnh như vàng, đỏ, tím kết hợp với các màu lạnh hơn như xanh lam và xanh lục,...

Độ tương phản màu sắc

Tương phản khái niệm

Đây là loại tương phản có tính trừu tượng cao, độ tương phản dựa vào ý tưởng thay vì hình ảnh. Phương pháp này mang yếu tố kể chuyện, mang lại cho người xem cảm giác về quy mô, cũ và mới hay tự nhiên và nhân tạo,... Ví dụ, bạn có thể thấy một cái cây đang nở hoa ở giữa một cánh đồng trống. Lúc này, cái cây sẽ là chủ đề chính và cánh đồng trống sẽ làm nền cho bức ảnh.

Tương phản khái niệm

Độ tương phản kết cấu

Độ tương phản kết cấu là sự khác nhau giữa các chi tiết trong bức ảnh. Bằng cách kết hợp giữa các họa tiết trơn nhẵn với các họa tiết sần sùi, bạn sẽ tạo ra được một bức tranh độc đáo hơn cả. Một trong những cách dễ nhất để sử dụng độ tương phản kết cấu là sử dụng nền. Nếu chủ thể chính của bức ảnh của bạn đã có nhiều họa tiết thì hãy để cho nền bức ảnh trống để tạo ra sự tương phản. Khi này, bất cứ ai nhìn vào bức ảnh cũng sẽ ngay lập tức bị thu hút.

Độ tương phản kết cấu

Độ tương phản cao

Hình ảnh có độ tương phản cao cho thấy rõ sự khác biệt giữa phần sáng nhất và phần tối. Một phần của hình ảnh sẽ được làm nổi bật trong khi phần còn lại sẽ bị tối đi. Để tạo ra một bức ảnh có độ tương phản cao, bạn cần tìm ra một điểm tiêu biểu, tương phản hoàn toàn với phần còn lại của của bức ảnh. Bên cạnh đó, hình ảnh tương phản cũng có thể được tạo ra bằng việc tăng cường độ kết cấu và màu sắc của bức ảnh. Ví dụ, chụp ảnh đại dương lúc hoàng hôn. Bầu trời màu vàng và cam rực rỡ trên nền nước trong xanh sống động sẽ tạo nên một bức ảnh có độ tương phản cao.

Độ tương phản cao

Độ tương phản thấp

Khi so sánh với hình ảnh độ tương phản cao, hình ảnh có độ tương phản thấp sẽ kém sắc hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn mang độ tương phản cao ở hình thái tinh tế hơn. Hình ảnh tương phản thấp gồm các tông màu trung bình có tông màu xám thay vì đen trắng. Ví dụ, hình ảnh có độ tương phản thấp thường bao gồm hình ảnh đen trắng v khá nhiều màu xám trong đó, thay vì chỉ có màu đen và trắng thuần túy. Độ tương phản thấp mang lại cảm giác mơ màng, thiếu bóng và điểm sáng, phù hợp với những bức tranh phong cảnh, chân dung tâm trạng hoặc là bạn muốn dùng tông màu nhẹ nhàng ấm áp.

Độ tương phản thấp

Sự khác nhau giữa tương phản tông màu và tương phản màu

Khi nói đến độ tương phản, người ta thường phân ra làm hai loại đó là: tương phản tông màu và tương phản màu sắc. Trong đó, tương phản tông màu đề cập đến sự khác biệt giữa tông sáng nhất và tối nhất của bất kể với màu sắc nào trong hình ảnh. Thông thường, độ tương phản tông màu được nhắc đến chỉ sự tương phản giữa màu trắng, đen và xám. 

Tương phản âm sắc thường đề cập đến tương phản sáng tối của bức ảnh

Còn màu sắc tương phản lại chỉ các cặp màu đối nghịch nhau của bánh xe màu cơ bản. Trong đó, độ tương phản về màu đề cập đến sự khác biệt giữa các màu sắc khác và các màu sắc này có sự tương tác với nhau.

Độ tương phản về màu đề cập đến sự khác biệt giữa các màu sắc khác

Tương phản màu sắc cũng được biết tới là màu bổ sung. Theo đó, một số cặp màu bổ sung có cách kết hợp khá thú vị để tạo nên sự hài hòa về màu sắc cho hình ảnh. Nó thường được chia ra làm hai loại là độ tương phản màu cao và độ tương phản màu thấp. Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng độ tương phản màu cao cũng là lý tưởng nhất trong nhiếp ảnh. Hoặc, độ tương phản màu thấp cũng không hoàn toàn hợp lý trong nhiều trường hợp. Do đó việc linh hoạt sử dụng hai loại tương phản này sẽ cần nhiều thời gian để phân biệt và áp dụng hơn, bù lại sẽ cho ra hình ảnh tương phản rất ấn tượng.

Gợi ý hay để chụp ảnh có độ tương phản cao

Sử dụng màu sắc tương tự nhau

Một vài sự kết hợp màu sắc sẽ tạo ra ít độ tương phản hơn tuy nhiên lại tạo cảm giác dễ chịu cho thị giác, điển hình như việc sử dụng Analogous Color. Đây là kỹ thuật sử dụng 3 màu tương tự vào một bức ảnh chụp. Những màu này thường sẽ nằm cạnh nhau trong trong bánh xe màu. Mặc dù các màu sắc về cơ bản là giống nhau nhưng chúng vẫn mang những sắc độ khác và hoàn toàn có thể phân biệt được, hỗ trợ tương phản rõ ràng. 

Sử dụng màu sắc tương tự nhau Analogous Colors

Tạo độ tương phản với các cặp màu bổ sung

Việc sử dụng các cặp màu bổ sung vào chủ đề bạn muốn hướng tới cần thời gian nghiên cứu. Theo đó, các cặp màu bổ sung được nhắc tới có liên quan đến bánh xe màu sắc. Màu sắc được cho rằng càng đối lập sẽ càng tạo ra sự tương phản tối đa và làm nổi bật hơn chủ thể. Với các màu ở hai bên đối diện của bánh xe màu, chúng sẽ tạo ra sự đối lập mạnh nhất cho hình ảnh. 

Tạo độ tương phản với các cặp màu bổ sung

Bằng cách ghi nhớ tất cả các cặp màu bổ sung và tìm điều gì đó nổi bật, bạn cũng có thể tìm kiếm sự tương phản độc đáo ngoài thiên nhiên. Theo đó việc tìm kiếm sự đối lập trong màu sắc này sẽ mang đến sự trải nghiệm tự do giúp các nhiếp ảnh gia kết nối với màu sắc một cách dễ dàng. 

Tìm kiếm sự tương phản ngoài thiên nhiên

Sử dụng các cặp màu tương phản

Có một điều được chỉ ra rằng, càng ít màu trong ảnh, bạn càng dễ có được một bức hình bắt mắt. Để làm được điều này, hãy chia nó làm ba bước cơ bản như sau. Đầu tiên chọn một đối tượng có màu sáng và đồng nhất. Tiếp theo chọn một mặt nền có các cặp màu tương phản với màu của đối tượng đã chọn. 

Sử dụng màu bổ sung để làm hài hòa hơn cho bức ảnh. Thêm các chi tiết nổi bật vào bức ảnh và thực hiện chụp với máy ảnh của bạn. Ngoài ra, đối với tương phản màu sắc, bạn cũng có thể vận dụng thủ thuật Color Block là cách tuyệt vời để hiểu cách kết hợp 2-3 màu sắc tương phản với các sắc độ mạnh được phối hợp với nhau. 

sử dụng các cặp màu tương phản làm nổi bật chủ thể

Ví dụ: ấm nước màu đỏ, màu bổ sung là màu xanh nước biển, màu vàng, màu xanh lá cây. Bạn có thể vận dung 2 đến 3 màu để tạo ra sự tương phản đối lập và làm điểm nổi bật cho bức ảnh. Đặc biệt, cam và xanh dương được coi là cặp màu tương phản mạnh nhất trong nhiếp ảnh.

Sử dụng các màu tương phản làm điểm nhấn

Công dụng chính của các màu tương phản là thu hút sự chú ý đến người xem. Đó là lý do tại sao bạn có thể chọn các đồ vật có màu sắc nổi bật trong bức ảnh. Theo đó, việc sử dụng độ tương phản màu sắc sẽ làm điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng cho hình ảnh. Tuy nhiên, các màu ấm nóng sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong trường hợp này. 

Sử dụng các màu tương phản làm điểm nhấn

Phá vỡ ảnh đơn sắc với độ tương phản

Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để sử dụng độ tương phản màu. Bằng cách thêm một chút màu đối lập và bảng màu đơn sắc. Kỹ thuật này sẽ làm cho một đối tượng nổi bật giữa khung nền đơn giản. Theo đó, với một màu chính và một màu nền, cách phối màu đơn sắc này sẽ loại bỏ bất kỳ màu nào gây rối mắt và chỉ tập trung sự chú ý của người xem vào kết cấu và chi tiết của chủ thể đó. Bên cạnh tương phản màu, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này với cả tương phản âm sắc bao gồm phần sáng, tối của bức ảnh. 

Phá vỡ ảnh đơn sắc với độ tương phản

Tóm lại

Giữ cho hình ảnh có càng ít màu sắc hơn giúp tạo ra hiệu ứng tương phản mạnh vì lúc này đối tượng trở nên vô cùng nổi bật. Theo đó khi kết hợp với kỹ thuật chụp và một bố cục ảnh chặt chẽ sẽ giúp chủ thể của ảnh trở thành điểm tập trung của người xem khi thưởng thức. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về độ tương phản là gì và sẽ hoàn thiện kỹ thuật chụp ảnh của mình hơn nữa nhé.