Skip to content

VJShop.vn

Bạn đã nghe nhiều đến thuật ngữ HDR nhưng vẫn chưa biết rõ về nó. Để hiểu HDR là gì? Cách hoạt động của hiệu ứng này cũng như việc làm sao để tạo ảnh HDR đẹp, VJShop đã tổng hợp các kiến thức về HDR dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Tóm tắt nội dung:

  1. HDR là gì?
  2. Cách hoạt động của HDR trên điện thoại và máy ảnh
  3. Tính ứng dụng của HDR Camera
  4. Khi nào nên sử dụng HDR?
  5. Khi nào không nên chụp ảnh HDR?
  6. Sự khác biệt giữa ảnh thường và ảnh HDR
  7. Cách chụp ảnh HDR trên máy ảnh
  8. Cách chụp ảnh HDR trên điện thoại
  9. Một số vấn đề thường gặp khi chụp ảnh HDR
  10. Kết luận

HDR là gì? 

HDR camera là gì? Trong nhiếp ảnh từ này là viết tắt của cụm từ High Dynamic Range (dải động cao). Với hai khía cạnh của dải động bao gồm phạm vi động của đối tượng và phạm vi động của máy ảnh.

Phạm vi động là khả năng ghi lại phần sáng nhất và tối nhất của hình ảnh đây là HDR hay High Dynamic Range phát huy hiệu quả cao nhất, cho phép bạn ghi lại các chi tiết ở cùng tối cũng như vùng sáng khi chụp ảnh có độ tương phản cao. Trong điều kiện ánh sáng ban ngày, ánh sáng mặt trời hay các phản xạ trên các bề mặt vật thể chính là vùng sáng nhất, còn các phần bóng tối chính là vùng tối nhất.

Ví dụ: Mắt người là có phạm vị động rộng, do đó chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều các chi tiết trong bóng cũng như các chi tiết trong vùng sáng cùng một lúc. Vì vậy, nếu mặt trời lặn trong một thung lũng, mắt chúng ta vừa có thể nhìn thấy nơi mặt trời đang làm nổi bật trên các đỉnh của thung lũng và đồng thời vừa có thể nhìn thấy rõ ràng các chi tiết trong bóng tối.

Đối với máy ảnh, dải động là độ rộng của tông màu trên bức ảnh mà máy ảnh của bạn chụp được. Với các thiết bị chụp ảnh, dải động luôn có giới hạn. Và dải động mà mắt người có thể cảm nhận được cao hơn nhiều so với dải động của bất kỳ chiếc điện thoại hay máy ảnh nào. HDR camera sẽ làm tăng số lượng dải động cho bức ảnh của bạn và giúp chúng trở nên sống động, sắc nét hơn.

ảnh HDR là gì

Tính ứng dụng của HDR Camera

Bạn có thể sử dụng kỹ thuật HDR khi chụp các thể loại ảnh sau:

  • Chụp ảnh phong cảnh: HDR có thể giúp bạn chụp được những bức ảnh với phong cảnh rộng lớn, phức tạp, trong đó mỗi vùng ảnh lại yêu cầu độ phơi sáng khác nhau.  Đặc biệt, với ảnh hoàng hôn và ảnh bình minh, ảnh HDR phát huy rất tốt.
  • Ảnh kiến trúc, nội thất: HDR cực kỳ hữu ích để chụp các không gian nội thất có ánh sáng phức tạp, giúp người xem cảm nhận rõ hơn về không gian và chi tiết căn phòng.
  • Đối tượng chụp bị phơi sáng quá mức hoặc thiếu sáng: Với HDR, mọi bức ảnh lóa sáng hoặc thiếu sáng sẽ đều có thể được điều chỉnh về giá trị phù hợp. Lưu ý, để HDR hoạt động đối tượng chụp cần phải hoàn toàn đứng yên.

Cách hoạt động của HDR trên điện thoại và máy ảnh

Những máy ảnh khác nhau sẽ cung cấp các cách tiếp cận khác nhau đối với HDR. Hầu hết các máy ảnh DSLRmáy ảnh không gương lật đều cung cấp tính năng bù phơi sáng, cho phép bạn có thể chụp liên tiếp một số hình ảnh giống nhau nhưng có giá trị độ sáng khác nhau. Sau đó, kết hợp những bức ảnh này lại với nhau trong một phần mềm chỉnh sửa ảnh để tạo ảnh HDR. 

Tuy nhiên, trong những chiếc máy ảnh mới ngày nay có thể đã có chế độ HDR, nó hoạt động giống như bù trừ phơi sáng nhưng tự động chụp các bức ảnh có độ sáng khác nhau và kết hợp chúng lại với nhau ngay trong máy ảnh mà không cần phần mềm chỉnh sửa. Một  máy ảnh chuyên dụng sẽ cho khả năng kiểm soát hình ảnh tốt hơn với dải HDR rộng hơn.

máy ảnh tích hợp chế độ HDR

Đối với điện thoại thông minh, tính năng “Smart HDR” được tích hợp cho phép người dùng chọn chế độ HDR để có bức ảnh HDR sắc nét. Cũng giống như máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh sẽ lần lượt chụp nhiều ảnh ở các mức độ sáng khác nhau, sau đó ghép chúng lại với nhau thành một ảnh HDR. Toàn bộ quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, thường chỉ trong một phần nhỏ của giây. 

cách hoạt động của HDR trong điện thoại

Khi nào nên sử dụng HDR?

Với việc gia tăng một chút vùng tối và khôi phục độ chi tiết của vùng sáng cùng những hình ảnh phản chiếu của nó, HDR giúp bổ sung các chi tiết còn thiếu và nâng cao chất lượng hình ảnh của bạn. Tuy nhiên, nếu sử dụng HDR quá mức, bức ảnh của bạn sẽ trông mất tự nhiên và không chân thực.

sử dụng HDR quá mức sẽ khiến bức ảnh không chân thực

Ngoài ra, đối với những chủ thể chuyển động nhanh, khi sử dụng HDR có thể sẽ gây ra hiệu ứng “ghosting”, vì chủ thể sẽ ở các vị trí lệch nhau trong mỗi ảnh của chuỗi ảnh HDR. Bên cạnh đó, HDR cũng có thể chống lại các hiệu ứng sáng tạo mà bạn đang muốn thực hiện. Ví dụ như việc chụp một hình ngược sáng nhưng bạn không muốn HDR làm lộ chi tiết trong bóng tối của đối tượng trong khung hình.

Do đó, chế độ này có thể ứng dụng để chụp phong cảnh thiên nhiên hoặc cảnh ngược sáng rất tốt. Ngược lại, bạn nên tránh sử dụng chế độ này trong khi chụp các chuyển động như chụp ảnh thể thao, bởi điều này có thể gây ra bức ảnh có vùng quá sáng hoặc quá tối. 

  • Với ảnh phong cảnh cảnh, thông thường sáng sáng mặt trời sẽ đẩy độ tương phản cao quá mức cần thiết. Lúc này, HDR sẽ giúp cân bằng là để ảnh có ít phần quá sáng hoặc quá tối, cho bức ảnh trở nên rõ ràng hơn.
  • Trong khi đó, chụp các cảnh ngược sáng thường sẽ bị tối mất chi tiết, HDR lúc này sẽ giúp làm sáng hơn tại các vùng tối bằng cách tăng độ sáng tổng thể. Tuy nhiên, chế độ này không thể hoạt động hiệu quả trong môi trường thiếu sáng.

Khi nào không nên chụp ảnh HDR?

Bạn không nên chụp ảnh HDR cho những ảnh hành động không cho phép chụp với tốc độ chậm bằng chân máy, ví dụ như ảnh thể thao, ảnh chụp động vật hoang dã hay các ảnh chụp sự kiện. Bởi vì, kỹ thuật HDR có khả năng biến màu sắc trở nên rực rỡ hơn thông thường nên khi chụp ảnh h ành động vốn đã sống động sẽ khiến bức ảnh trông bị lạm dụng mức bão hòa quá mức, tạo ra hình ảnh quá sáng và sặc sỡ.

Một trường hợp nữa không nên chụp ảnh chế độ HDR đó là ảnh có độ tương phản cao. Bởi những hình ảnh này thường mang cho người xem cảm giác đặc biệt, những vùng sáng và vùng tối kết hợp với nhau tạo nên bức ảnh ấn tượng. Nếu sử dụng chế độ HDR ở trường hợp này, nó sẽ làm giảm sự khác biệt đáng kể về độ tương phản và làm giảm hiệu ứng mong muốn.

Sự khác biệt giữa ảnh thường và ảnh HDR

Hình ảnh khi chụp ở chế độ HDR và SDR (Standard Dynamic Range) có sự khác nhau rõ rệt. Bức ảnh chụp HDR sẽ cho màu sắc sống động, rực rỡ với nhiều chi tiết rõ ràng hơn. Trong khi đó, chế độ ảnh thường - SDR có màu sắc tối hơn, các chi tiết vùng tối gần như không thể quan sát được. Để rõ hơn bạn có thể xem xét ảnh chụp ở hai chế độ này dưới đây.

Sự khác biệt giữa ảnh thường và ảnh HDR

Cách chụp ảnh HDR trên máy ảnh

Bạn đã biết HDR camera là gì? Vậy làm thế nào để chụp ảnh HDR trên máy ảnh? Hãy xem ngay hướng dẫn của chúng tôi ngay sau đây.

1. Ổn định máy ảnh

Việc ổn định thiết bị chụp ảnh HDR rất quan trọng bởi nếu máy ảnh bị rung, ảnh HDR sẽ bị mờ nhòe. Vì vậy, bạn nên cố định máy ảnh của mình vào chân máy trước khi chụp.

đặt máy ảnh lên tripod để chụp ảnh HDR

2. Cài đặt các thông số phơi sáng

Với chế độ chụp bù sáng nhiều ảnh hoặc HDR, bạn có thể chọn tăng dải động ở một trong hai vùng sáng hoặc vùng tối hay cả hai. Không bắt buộc bạn phải sử dụng tất cả hình ảnh có độ sáng khác nhau khi chỉnh sửa nhưng tốt nhất bạn nên làm cho bức ảnh ở giữa được phơi sáng với những điểm nổi bật.

Lưu ý, nếu chụp phơi sáng bằng tay, hãy điều chỉnh tốc độ cửa trập thay vì điều chỉnh giá trị khẩu độ. Nếu chọn thay đổi khẩu độ, độ sâu trường ảnh sẽ bị thay đổi và khiến việc hợp nhất các hình ảnh gặp vấn đề.

cài đặt thông số phơi sáng để tạo ảnh HDR

3. Hợp nhất các hình ảnh

Các phần mềm HDR chuyên dùng để chỉnh sửa hình ảnh có khung phơi sáng là Photomatix và Photoshop. Để thực hiện hợp nhất ảnh trong Photoshop: Chọn File > Automate > Merge to HDR Pro.

hợp nhất các hình ảnh để tạo ảnh HDR

4. Chỉnh hiệu ứng

Quá trình chỉnh sửa HDR rất đơn giản, tuy nhiên bạn không nên hài lòng ở hiệu ứng tự động đầu tiên. Nếu khi chụp bạn chọn + 3EV, việc hợp nhất hình ảnh có thể sẽ tạo hiệu ứng quá mạnh. Để khắc phục điều này, hãy thử bỏ một trong số các hình ảnh của chuỗi hay giảm độ bão hòa… chỉnh sửa cho đến khi bạn thu được bức ảnh HDR như mong muốn.

chỉnh hiệu ứng để tạo ảnh HDR

Cách chụp ảnh HDR trên điện thoại

Tổng quan

Máy ảnh DSLR hay mirrorless không phải là thiết bị duy nhất có thể chụp ảnh HDR. Hiện nay với sự cải tiến, nhiều điện thoại IOS lẫn Android cũng đã được tích hợp tính năng chụp ảnh này, thậm chí có một số máy cho khả năng chụp ảnh HDR khá ấn tượng. Hơn thế, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh thứ 3 cũng đã nâng cấp cho phép điện thoại có thể chỉnh sửa được cả ảnh HDR.

Cách chụp ảnh HDR trên điện thoại

Các bước chụp ảnh HDR trên hầu hết các điện thoại điều tương tự như chụp trên các thiết bị chuyên dụng. Hình ảnh khi chụp đảm bảo có các mức phơi sáng khác nhau, đảm bảo phạm vi dải động lớn nhất trong 1 cảnh. Ưu điểm là việc chụp ảnh HDR trên điện thoại thông minh ít phức tạp hơn nhiều nhờ phần mềm.

Thay vì phải chụp 3 ảnh riêng biệt ở mức phơi sáng nhau như trước rồi xếp chồng chúng lên nhau thì điện thoại thông minh đã làm tất cả điều này cho bạn. Bạn chỉ cần nhấn chụp chế độ HDR trên điện thoại và nhấn chụp vậy là đã có một bức ảnh HDR xuất sắc.

Chụp ảnh HDR trên điện thoại IOS

Thông thường các điện thoại iPhone sẽ có ba tùy chọn HDR riêng biệt, ban có thể sử dụng với bất kì chế độ bào gồm: On, Auto và Off. Khi để ở chế độ "On" thiết bị sẽ có thể tự động chụp 3 ảnh liên tiếp và hợp chúng lại với nhau. Nếu để ở chế độ Auto HDR, khi bạn chụp thiết bị sẽ tự động nhận biết và chuyển sang chụp ảnh HDR khi có độ tương phản cao. Ngoài ra, bạn có thể tắt chế độ này đi nếu không có nhu cầu sử dụng.

Các bước cụ thể;

  • Bước 1: Vào Cài đặt > Camera > Bật HDR thông minh.

Chụp ảnh HDR trên điện thoại IOS

  • Bước 2: Nhấn HDR trên màn hình, rồi bấm chụp.

Chụp ảnh HDR trên điện thoại IOS

Chụp ảnh HDR trên điện thoại Android

Các điện thoại hệ điều hành Android cũng được tích hợp chế độ chụp ảnh trên. Bật máy ảnh lên và bấm vào phần chụp ảnh HDR hoặc ở một số thiết bị khác là Rich Tone. 

Chụp ảnh HDR trên điện thoại Android

Chế độ Auto HDR

Ngày nay, hầu hết các thiết bị chụp hình đều được tích hợp chế độ chụp ảnh Auto HDR. Chế độ này vẫn sở hữu kỹ thuật tạo ảnh giống chụp ảnh HDR thông thường, khác biệt duy nhất đó là mọi thứ đều được thực hiện trên chiếc máy ảnh của bạn thay vì phải sử dụng phần mềm ghép các ảnh lại với nhau như cách chụp thường.

Cách thức hoạt động của chế độ này khá đơn giản. Máy ảnh của bạn sẽ chụp một chuỗi phơi sáng trong khung và sau đó tự động kết hợp chúng thành hình ảnh HDR. Máy ảnh chụp liên tục các bức ảnh nên sẽ làm giảm sự khác biệt giữa các ảnh, giúp giảm tầm quan trọng của chân máy và cho độ chính xác cao hơn. Do đó, chế độ ảnh HDR tự động là một điều tuyệt vời cho người mới bắt đầu tập chụp thể loại ảnh này.

Một số vấn đề thường gặp khi chụp ảnh HDR

Làm phẳng hình ảnh

Một trong những vấn đề thường gặp nhất khi chụp ảnh HDR đó là hình ảnh bị làm phẳng do giảm độ tương phản giữa vùng sáng và vùng tối. Điều này gây ra hình ảnh sẽ trông kém tự nhiên, trông không được mượt mà. Do đó, khi chụp nên điều chỉnh độ HDR vừa phải, giữ lại chút độ tương phản để hình ảnh trông hấp dẫn hơn.

HDR phẳng hiển thị rất ít độ tương phản trên toàn cảnh và trông giả tạo

HDR phẳng hiển thị rất ít độ tương phản trên toàn cảnh và trông giả tạo

Chỉnh sửa nhẹ nhàng hơn và giữ lại một số độ tương phản, bạn có thể giữ được vẻ ngoài thú vị và tự nhiên hơn

Chỉnh sửa nhẹ nhàng hơn và giữ lại một số độ tương phản, bạn có thể giữ được vẻ ngoài thú vị và tự nhiên hơn

Những đám mây đen

Khi chụp phong cảnh ở chế độ HDR thường sẽ gặp vấn đề các đám mây chuyển sang màu đen. Vậy nên cần điều chỉnh chế độ HDR thích hợp hoặc giữ nguyên để các đám mây giữ được độ sáng bồng bềnh của chính nó.

Khi chụp phong cảnh ở chế độ HDR thường sẽ gặp vấn đề các đám mây chuyển sang màu đen

Mây chuyển sang màu đen khi chụp ở chế độ HDR

Ưu tiên giữ các đám mây trông tự nhiên

Ưu tiên giữ các đám mây trông tự nhiên

Hào quang

Thông thường nếu bạn sử dụng hình ảnh của mình bằng cách tăng độ tương phản và độ rõ nét quá mức sẽ khiến các quầng sáng xung quanh có độ tương phản cao. Nên hạn chế điều này và tiếp cận chỉnh sửa HDR một cách nhẹ nhàng mang lại hình ảnh dễ chịu và không có quầng sáng.

Các lỗi HDR chính—mây đen, quầng sáng và hình ảnh quá chín

Các lỗi HDR chính—mây đen, quầng sáng và hình ảnh quá cháy

Các lỗi HDR chính—mây đen, quầng sáng và hình ảnh quá cháy

Bức ảnh với điều chỉnh HDR vừa phải sẽ không có quầng sáng giúp bức ảnh trông tự nhiên và thu hút hơn

Video HDR

Bạn đã biết HDR là gì? Vậy video HDR có gì khác so với ảnh HDR camera? Ngoài chụp ảnh tĩnh HDR ra thì video HDR cũng là một hình thức ghi hình trực quan rất được yêu thích hiện nay. Mặc dù khác nhau về phương pháp nhưng video HDR vẫn có những nét tương đồng với chụp ảnh HDR.

Video HDR chưa hậu kì

Video HDR đã hậu kì cho màu sắc sinh động

Cả hai đều hoạt động dựa trên nguyên lý chung là cảm biến càng lớn, càng tiên tiến sẽ càng có khả năng thu được nhiều dài động hơn. Qua đó, bức ảnh sẽ thu được thông tin về màu sắc và độ phơi sáng tốt  hơn, đặc biệt cho khả năng hậu kì rất tốt, đạt được nhiều màu sắc cho độ sinh động cao.

Kết luận

Có thể thấy, HDR mang đến cho ngành nhiếp ảnh vô số những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự hiệu quả khi giúp bức ảnh của bạn thể hiện các chi tiết một cách tinh tế và tự nhiên. Vì vậy, không nên lạm dụng HDR mà hãy sử dụng nó khi cần để đem đến hiệu quả tốt nhất.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải thích HDR là gì và hướng dẫn cách sử dụng chế độ màu này. Theo dõi VJShop để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác!