Hiện tại trên thị trường có nhiều loại máy ảnh quay chụp phù hợp với sở thích và yêu cầu của mỗi người. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này và nếu không có kinh nghiệm thì bạn cũng không biết nên lựa chọn máy ảnh nào là phù hợp. Vì vậy, trong bài viết này VJShop sẽ gợi ý cho bạn những điều lưu khi chọn mua máy ảnh để bạn có thể lựa chọn máy ảnh tốt nhất cho mình.
Tìm hiểu các loại máy ảnh
Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng máy ảnh, bạn cần quan tâm và tìm hiểu về các loại máy ảnh hiện có trên thị trường. Điều đầu tiên bạn cần phân biệt được những loại máy ảnh phổ biến hiện nay như máy ảnh Point-and-shoot, máy ảnh mirrorless, máy ảnh DSLR,... sau đó tìm hiểu về loại máy ảnh mà bạn có ý định mua. Nếu bạn dự định sử dụng máy ảnh vào mục đích quay chụp hàng ngày thì bạn có thể lựa chọn máy ảnh Point-and-shoot. Ngược lại, nếu bạn muốn trải nghiệm các cài đặt khác nhau hay muốn có sự hoán đổi về ống kính thì máy ảnh mirrorless hay DSLR sẽ phù hợp hơn với bạn.
Máy ảnh Point-and-shoot
Đây là những máy ảnh có thiết kế tương đối đơn giản, di động và có phạm vi thu phóng quang học từ 23x trở lên, thậm chí một số máy ảnh còn có zoom quang học lên tới 83x. Khả năng thu phóng này giúp bạn có thể chụp mọi cảnh vật. Các máy ảnh thuộc loại máy ảnh này đều có trọng lượng tương đối nhẹ và mỏng và có tính di động cao. Bạn có thể bỏ vào túi quần hoặc túi xách để mang đi mọi nơi.
Máy ảnh Point-and-shoot hoạt động giống như cách bạn thường chụp bằng điện thoại di động. Bạn chỉ cần đặt máy ảnh ở chế độ tự động hoặc chế độ cảnh và chụp. Với loại máy ảnh này bạn có thể kiểm soát giới hạn đối với cài đặt phơi sáng, tuy nhiên, bạn không thể hoán đổi ống kính.
Máy ảnh Compact
Đây là một trong những máy ảnh nhỏ gọn tốt nhất và có thể sánh ngang với máy ảnh DSLR và máy ảnh không gương lật về chất lượng hình ảnh. Máy ảnh compact là lựa chọn lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia muốn có một chiếc máy ảnh mang đi mọi nơi mà chất lượng hình ảnh vẫn luôn được đảm bảo. Về mặt kỹ thuật, máy ảnh compact là máy ảnh có ống kính cố định, không thể thay thế và đây có thể là ống kính zoom hoặc ống kính một tiêu cự.
Máy ảnh mirrorless và DSLR
Hai dòng máy ảnh này cho phép bạn kiểm soát tốt các cài đặt phơi sáng, được trang bị cảm biến hình ảnh lớn và sở hữu các tính năng nổi bật giúp bạn tạo ra hình ảnh chất lượng cao. DSLR là loại máy ảnh có kích thước và trọng lượng tương đối lớn đem đến chất lượng hoàn hảo, giúp người dùng kiểm soát tốt trong quá trình quay chụp. Nếu như DSLR là máy ảnh có kích thước lớn thì mirrorless là những máy ảnh có kích thước nhỏ gọn, kết hợp giữa chất lượng và tính linh hoạt trong một thân máy gọn nhẹ. Máy ảnh DSLR và máy ảnh mirrorless có thể hoán đổi ống kính, có cảm biến chất lượng cao với các tính năng nổi bật cho chất lượng hình ảnh tốt nhất trong điều kiện thiếu sáng. Các mẫu máy ảnh này cũng có thể chụp hình ảnh với định dạng RAW, mang lại tính linh hoạt trong quá trình chỉnh sửa hậu kì.
Tìm hiểu thông số kỹ thuật
Khi bạn đã có ý tưởng về loại máy ảnh bạn muốn mua và số tiền bạn dự định bỏ ra thì bạn có thể đi tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của máy ảnh. Bạn nên cân nhắc giữa thông số của các máy ảnh vì không có thông số kỹ thuật hay tính năng duy nhất nào có thể cho bạn biết máy ảnh đó có tốt hay không.
Tốc độ và hiệu suất
Megapixel là yếu tố đầu tiên mà bất cứ ai khi mua máy ảnh cũng đều quan tâm. Megapixels (MP) là thước đo độ phân giải của máy ảnh. Số megapixel càng lớn thì hình ảnh sẽ càng sắc nét và bạn có thể điều chỉnh được ảnh với kích thước lớn hơn mà không lo chất lượng ảnh sẽ bị giảm. Tuy nhiên, không phải megapixel cao sẽ thích hợp trong mọi trường hợp. Trong một số trường hợp, nhiều pixel hơn có thể sẽ khiến ảnh gặp vấn đề về nhiễu.
Sau megapixel thì ISO là yếu tố hiệu suất chính cần được xem xét khi mua máy ảnh. ISO kiểm soát mức độ nhạy cảm của cảm biến máy ảnh với ánh sáng. Bằng cách tăng độ nhạy cảm biến, bạn có thể chụp trong điều kiện ánh sáng yếu mà không cần đèn flash. Con số này càng cao thì máy ảnh bạn sẽ cần ít ánh sáng hơn khi hoạt động.
Ổn định hình ảnh
Ổn định hình ảnh giúp giảm rung máy, hữu ích khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Tính năng này giúp giảm độ rung khi chụp, từ đó làm giảm hiện tượng nhòe trong điều kiện ánh sáng yếu. Ổn định hình ảnh được chia làm hai loại là ổn định hình ảnh thân máy (IBIS) và ổn định hình ảnh ống kính. Trong một số trường hợp, máy ảnh và ống kính có thể đã tích hợp sẵn ổn định quang học.
Khả năng quay chụp
Hầu hết các máy ảnh ngày nay đều có khả năng quay chụp tương đối tốt, cho phép bạn quay video tùy theo nhu cầu và sở thích của cá nhân. Một số chế độ quay phổ biến được tích hợp trong máy ảnh như quay full HD, quay 4K,... Nếu bạn muốn quay những thước phim chuyên nghiệp, bạn cần tìm hiểu kỹ về khả năng quay của máy ảnh bạn định mua để lựa chọn được thiết bị phù hợp với công việc. Bên cạnh khả năng quay video thì các chế độ chụp cũng được nhiều nhiếp ảnh gia quan tâm. Các chế độ chụp cơ bản và tự động được trang bị hầu hết trong các máy ảnh bao gồm chế độ thủ công, ưu tiên khẩu độ, ưu tiên tốc độ cửa trập,...
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về số lượng ảnh mà máy ảnh có thể chụp mỗi giây. Số khung hình/giây cao sẽ hữu ích khi bạn quay phim thể thao hoặc quay các cảnh hành động nhanh.
Màn hình
Màn hình LCD là màn hình được sử dụng phổ biến trong máy ảnh. Tuy nhiên không phải tất cả màn hình LCD đều giống nhau. Màn hình có độ phân giải cao hơn sẽ hiển thị hình ảnh của bạn tốt hơn so với màn hình có độ phân giải thấp. Bên cạnh đó, một số màn hình cũng sáng hơn màn hình khác hoặc cung cấp độ tương phản tốt hơn. Tùy thuộc theo yêu cầu, tính chất công việc mà bạn lựa chọn màn hình xoay lật hay màn hình lật để hỗ trợ quay chụp tốt nhất.
Kính ngắm
Kính ngắm là một phần của máy ảnh, nơi mà bạn sẽ nhìn khi thiết lập bố cục ảnh. Với máy ảnh DSLR, kính ngắm cho phép bạn nhìn thẳng qua ống kính. Còn với máy ảnh mirrorless và Point-and-shoot có thể có màn hình LCD ở mặt sau thay cho kính ngắm hoặc một số máy ảnh sẽ có kính ngắm điện tử. Kính ngắm điện tử (EVF) hiển thị hình ảnh điện tử của cảnh giống như cách nó sẽ xuất hiện trong ảnh của bạn. Kính ngắm này dễ sử dụng trong điều kiện ánh sáng yếu, thích hợp để chụp ảnh ban đêm.
Kết nối WiFi/Bluetooth
Khi mua máy ảnh, bạn có thể tìm hiểu về kết nối Wi-Fi và Bluetooth của máy ảnh, điều này sẽ giúp bạn tải ảnh lên máy tính hoặc mạng xã hội một cách dễ dàng. Với một số máy ảnh, bạn có thể tải xuống các ứng dụng liên kết máy ảnh với điện thoại cho phép bạn thực hiện một số thao tác như hẹn giờ, điều khiển màn trập từ xa hoặc xem các ảnh đã chụp từ máy ảnh.
Ngoài các thông số kỹ thuật trên thì bạn cần tìm hiểu thêm về các thông số kỹ thuật khác như: định dạng ảnh, kết nối GPS, thời lượng pin, khả năng chống chịu thời tiết,....
Test máy ảnh trong cửa hàng
Trước khi quyết định mua máy ảnh, bạn nên dùng thử một số mẫu máy ảnh có sẵn trong cửa hàng máy ảnh để kiểm tra xem nó có thật sự phù hợp với bạn hay không.
Kiểm tra kích thước và trọng lượng: Bất kể bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay những người mới bắt đầu thì bạn đều cần xem xét kích thước của máy ảnh cũng như các yếu tố khác trước khi mua máy. Ví dụ, nếu bạn muốn dùng máy ảnh để đi du lịch bạn sẽ hướng đến những máy ảnh nhỏ gọn, cầm vừa tay, tuy nhiên nếu bạn cần phục vụ cho công việc, bạn có thể tìm hiểu về máy ảnh có kích thước lớn hơn.
Xem xét các điều khiển: Khi bạn dùng thử máy ảnh bạn sẽ có cái nhìn trực quan hơn về các nút, công tắc, quay số và cần gạt,... Với việc dùng thử máy ảnh, bạn có thể xem các điều khiển quan trọng có nằm dưới ngón tay của bạn không? Chúng có dễ sử dụng không? Máy ảnh DSLR và các mẫu máy ảnh không gương lật đa số sẽ có các điều khiển vật lý, giúp thay đổi cài đặt nhanh chóng và dễ dàng.
Phụ kiện kèm theo máy ảnh
Phụ kiện đi kèm đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ để máy ảnh có thể hoạt động tốt nhất. Trước khi mua máy ảnh, bạn có thể tham khảo về các phụ kiện tương thích đi kèm như thẻ nhớ, ống kính, đèn flash,... để cân nhắc về mức chi phí có thể phát sinh sau khi bạn mua thiết bị.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu về loại máy ảnh bạn định mua và những điều cần lưu ý trước khi bạn quyết định mua máy ảnh. Bạn có thể đọc các bài đánh giá và xem các bài thảo luận trên mạng xã hội về máy ảnh để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của thiết bị. VJShop hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể tìm kiếm một chiếc máy ảnh phù hợp cho riêng mình.