Chụp ảnh Frame-in-frame là một kỹ thuật sáng tạo có thể áp dụng trong nhiều thể loại nhiếp ảnh. Tuy nhiên, để chụp được những bức hình khung trong khung ấn tượng, người chụp cần phải hiểu về quy tắc bố cục để có thể áp dụng nó hiệu quả cho bức ảnh của mình. VJShop sẽ giúp bạn có được những bức ảnh tuyệt đẹp với kỹ thuật chụp Frame-in-frame qua bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!
Chụp ảnh Frame-in-frame là gì?
Frame-in-frame là việc định vị đối tượng chính để nó được đóng khung bởi một thứ khác trong khung cảnh. Người chụp có thể linh hoạt sử dụng bất cứ thứ gì để làm khung trong khung hình, ví dụ như khung cửa sổ, cửa xe…
Khung trong một bức ảnh không cố định phải là hình chữ nhật hay hình vuông, nó được hình thành từ các cấu trúc bao quanh đối tượng của bạn hoàn toàn. Bạn có thể kết hợp nhiều vật thể khác nhau để làm khung cũng như đem chúng làm đạo cụ cho công việc sáng tạo của mình.
Sử dụng khung phía trước và phía sau
Thông thường, chúng ta thường nghĩ về một khung bao quanh chủ thể được đặt ở phía trước. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tạo khung cho đối tượng của mình hiệu quả bằng cách đặt chúng ở phía sau đối tượng. Ví dụ như những bức ảnh dưới đây.
Bức ảnh đầu tiên của người thợ hàn, đối tượng được hiện lên với một lỗ khoét tròn ở phía trước và nhiều lỗ ở phía sau. Sự kết hợp của khung phía trước và khung phía sau đã giúp hình ảnh người thợ hàn trở nên nổi bật hơn hết.
Tuy nhiên, ở bức ảnh thứ hai này, trong khi các trụ cổng chính đóng khung cho đối tượng là các nhà sư thì hình ảnh bóng đen của cột xuất hiện trên tường cũng hỗ trợ tạo khung cho chủ thể bức ảnh.
Tiếp đến một ví dụ thứ ba là hình ảnh một người phụ nữ xuất hiện giữa khung hình phía trước và phía sau đều là cửa sổ của toa tàu.
Sử dụng khung tạo độ sâu cho bức ảnh
Bức ảnh thứ 3 bên trên cũng là một ví dụ về cách sử dụng khung cho khung hình để tạo cảm giác chiều sâu về bố cục.
Sử dụng độ sâu trường ảnh nông, làm mờ khung để cho thấy khung và chủ thể ở một khoảng cách xa nhau. Điều này sẽ giúp thu hút sự chú ý của người xem vào chủ thể của bạn.
Ví dụ, ở bức ảnh bên dưới, những cây cột màu trắng ở hai bên vũ công và hình tròn phía sau đã tạo khung cho đối tượng hiệu quả. Khung mờ tạo độ sâu trường ảnh nông giúp bức ảnh có độ sâu nhất định.
Tuy nhiên, có những trường hợp mà việc sử dụng Frame-in-frame cũng không truyền tải được cảm giác về chiều sâu. Như bức ảnh dưới đây, do chủ thể chính bị in bóng nên dù những cái cây tạo một khung rất đẹp nhưng chúng cũng không tạo được độ sâu cho bức ảnh.
Tìm kiếm khung cho khung hình
Những khung hình rõ ràng thường được sử dụng rất phổ biến, nhiều đến mức chúng có thể trở nên sáo rỗng. Bởi vậy, thay vì sử dụng các khung rõ ràng, bạn hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra những khung thú vị ngay từ những thứ xung quanh đối tượng.
Khung không nhất thiết phải là những vật thể có tính chất vật lý, mà đó có thể là ánh sáng hay bóng tối. Hoặc tìm các vùng tương phản bao quanh đối tượng mà bạn đang muốn hướng tới và định vị chính xác đối tượng của bạn để tối đa hóa hiệu quả.
Ngoài ra, các yếu tố nằm ngoài vùng lấy nét cũng có thể được sử dụng để tạo khung. Nếu bạn có một đối tượng ở tiền cảnh không tạo thành một khung hoàn chỉnh xung quanh chủ thể, chỉ cần cài đặt khẩu độ lớn và đảm bảo đối tượng ở tiền cảnh đủ gần với máy ảnh của bạn. Khi đó, bạn sẽ nhận được một bức ảnh khá trừu tượng với chủ thể được đóng khung, dẫn dắt người xem vào bức ảnh của bạn tốt hơn.
Để dễ hình dung, bạn có thể xem bức ảnh dưới đây. Những tán lá mờ phía trước đã tạo khung xunh quanh đối tượng của bạn hiệu quả.
Bạn cũng có thể tận dụng những thứ xung quanh để tạo khung. Như trong bức ảnh này, nhiếp ảnh gia đã sử dụng chính tay của người mẫu để tạo khung cho khung hình.
Kết luận
Để tạo một bức ảnh sử dụng khung hiệu quả, người chụp cần hiểu rõ bố cục Frame-in-frame, đồng thời biết cách tìm khung phù hợp cho khung cảnh. Thành thạo kỹ năng chụp ảnh trong khung sẽ giúp các nhiếp ảnh gia thu hút sự chú ý của người xem đến bức ảnh của mình và truyền tải nội dung bức ảnh hiệu quả nhất.