Một nhiếp ảnh gia người Nhật Bản đã chế tạo thành công một chiếc máy ảnh DIY từ một chiếc máy scan Epson và chụp được một bức ảnh ở độ phân giải lên đến 514 megapixel.
Máy ảnh tự chế chụp hình 514MP
Anh Ryan Kojima, là nhiếp ảnh gia đã chế tạo thành công chiếc máy ảnh DIY từ chiếc máy scan Epson. Theo anh chia sẻ thì đây không phải lần đầu tiên anh thử tự chế tạo một chiếc máy ảnh, chiếc máy ảnh đầu tiên của anh mang tên Frankenstein được anh làm ra cách đây 10 năm trước. Tuy nhiên gần đây anh đã có thể chụp được một bức ảnh ở độ phân giải 514MP làm anh bất ngờ.
Anh Kojima là người đầu tiên có thể chuyển đổi từ một chiếc máy scan Epson CCD thành một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, cho biết: Chiếc máy ảnh này về cơ bản hoạt động như một chiếc máy quét thông thường. Máy quét ban đầu sử dụng ống kính x5 để thu nhỏ hình ảnh A4 để chiếu hình ảnh tới cảm biến CCD. Chiều dài của cảm biến CCD khoảng 45mm. Tôi đã tháo ống kính, đặt nó lên trên một thanh trượt tuyến tính và thêm các bánh răng để giảm tốc độ xuống 1/5. Phần ống kính của chiếc máy ảnh này tôi sử dụng ống kính của máy ảnh Mamiya 645. Chất lượng ống kính của họ không tệ và mức giá cũng tương đối thấp.”
Trong đoạn video được đăng tải lên Youtube từ đầu năm 2022, Kojima có giải thích rằng lần đầu tiên anh chế tạo một chiếc máy ảnh từ một chiếc máy scan là vào năm 2011.
Anh nói: “Nó sử dụng CCD dòng thay vì CCD mảng. Một CCD dòng di chuyển trong khi nó đang ghi lại hình ảnh, nghĩa là đối tượng phải đứng yên. Ưu điểm của việc sử dụng một CCD dòng là có thể thu được một vùng hình ảnh lớn hơn nhiều mà không cần phải có một CCD lớn. Chiếc máy ảnh scan của tôi có thể chụp được kích thước tương đương với khổ film 645, đây vẫn là một chất lượng rất tốt”.
Với những cải tiến từ PC của mình, Kojima đã cố gắng chụp một bức ảnh ở tốc độ cực lớn 4.800 điểm ảnh trên mỗi inch (DPI). Tuy nhiên với số điểm ảnh lớn đến vậy khiến phần mềm Photoshop không thể làm việc được, và anh đã phải thu nhỏ xuống 1.200 DPI và tệp ảnh có độ phân giải lên đến 514MP.
Cảm biến CCD dòng và CCD mảng
Kojima cho rằng các cảm biến CCD mảng không đem đến được các pixel màu thực. Anh giải thích thêm: “Mỗi pixel chỉ có thể chụp được một điểm màu như đỏ, lục hoặc lam. Bộ xử lý tín hiệu số tính toán các giá trị của các điểm khác nhau bằng cách sử dụng các pixel lân cận. Điều này được gọi là nội suy (interpolation). Mặt khác, CCD dòng sẽ chụp pixel ba lần cho mỗi điểm giúp màu sắc mà CCD dòng thu được sẽ thật hơn so với CCD mảng.”
Tuy nhiên, Kojima cũng cho biết nhược điểm của CCD dòng là nó “cực kỳ chậm và chỉ có thể chụp các vật thể tĩnh”.
Một số kĩ năng, thủ thuật khi sử dụng
Để tạo ra được chiếc máy ảnh scan này ông đã trải qua rất nhiều thử nghiệm và sai sót không ít.
Anh nói: “Nó không được thiết kế để chụp ảnh từ ánh sáng tự nhiên. Tôi đã phải thực hiện một số thủ thuật để đánh lừa cảm biến của máy tránh những lỗi khi khởi tạo”.
Những thủ thuật này bao gồm thêm một thiết bị khác để giảm tốc độ của CCD và cài đặt hộp đèn nhằm đánh lừa phần firmware của máy quét. Kojima cho biết thêm rằng anh hy vọng Epson có thể phát hình mã nguồn của firmware cũ để anh có thể thêm các điều khiển độ phơi sáng vào máy ảnh DIY của mình.