Đã được một thời gian kể từ ngày ra chiếc máy bay không người lái mới nhất của nhà DJI chính thức được ra mắt với cái tên Mini 3. Đây được coi là phiên bản để thay thế cho người đàn anh DJI Mini 2. Dưới đây sẽ là 5 điểm nâng cấp khác biệt nhất giữa DJI Mini 3 và DJI Mini 2.
DJI Mini 3 và DJI Mini 2 - Thông số kỹ thuật
Trước khi đến với những điểm đánh giá chuyên sâu thì chúng ta hãy cùng nhìn lại bảng thông số kỹ thuật của hai chiếc máy bay không người lái của nhà DJI.
DJI Mini 3 | DJI Mini 2 | |
Trọng lượng | <249g | <249g |
Kích thước |
Gấp lại: 148×90×62 mm Mở ra: 251×362×72 mm |
Gấp lại: 138 × 81 × 58 mm Mở ra: 159 × 203 × 56 mm |
Thời gian bay tối đa | 38 phút | 31 phút |
Khoảng cách bay tối đa | 18 km | 10km |
Cảm biến hình ảnh | CMOS 1/1.3 | CMOS 1/2.3 |
ISO | 100-3200 | 100-3200 |
Tốc độ màn trập | 1/8000 giây | 1/8000 giây |
Độ phân giải hình ảnh | 12MP | 12MP |
Định dạng ảnh | JPEG/DNG (RAW) | JPEG/DNG (RAW) |
Độ phân giải video | 4K; 2.7K; 1080; HDR | 4K; 2.7K; 1080 |
Chống rung | Cơ học 3 trục (tilt, roll, pan) | Cơ học 3 trục (tilt, roll, pan) |
Hệ thống truyền video | DJI O2 | DJI O2 |
Chất lượng Live View | 720p/30fps | 720p/30fps |
Pin | 2453 mAh | 2450 mAh |
Thời gian sạc | Khoảng 64 phút | Khoảng 64 phút |
Bộ điều khiển | DJI RC; DJI RC-N1 | DJI RC-N1 |
DJI Mini 3 vs DJI Mini 2: Cảm biến hình ảnh lớn hơn
- DJI Mini 3: CMOS 1/1.3 inch
- DJI Mini 2: CMOS 1/2.3 inch
Khác với DJI Mini 2 với cảm biến CMOS 1/2,3 inch cùng khẩu độ f/2.8 còn với DJI Mini 3 thì sở hữu cảm biến lớn hơn CMOS 1/1,3 inch. Với cảm biến lớn hơn này giúp máy bay không người lái có thể quay lại được nhiều chi tiết hơn trong từng thước phim. Đặc biệt hơn, DJI Mini 3 có khẩu độ f/1.7 giúp drone có thể quay chụp được sắc nét hơn ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.
Khả năng quay video HDR
- DJI Mini 3: Có quay video HDR
- DJI Mini 2: Không hỗ trợ
Tuy rằng cả hai mẫu flycam của nhà DJI đều hỗ trợ quay video ở độ phân giải 4K/30fps nhưng trên DJI Mini 3 chính là chế độ quay video HDR giúp những thước phim có độ tương phản cao hơn cũng nhưng độ sâu màu ấn tượng hơn ở vùng sáng hay vùng tối.
DJI Mini 3 và Mini 2 - Chế độ chụp dọc
- DJI Mini 3: Bổ sung chế độ chụp dọc
- DJI Mini 2: Không hỗ trợ
Nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng video ngắn phổ biến hiện nay như Tik Tok, Reels trên Instagram, Facebook hay Youtube Short thì chế độ chụp dọc riêng biệt này cho phép người dùng có thể chụp ảnh chân dung mà cần phải chỉnh sửa. Khả năng này không hề có ở trên DJI Mini 2.
Thời lượng bay ấn tượng
- DJI Mini 3: Tối đa 51 phút
- DJI Mini 2: Tối đa 31 phút
Thiết kế của DJI Mini 3 không chỉ giúp chiếc flycam này có thể mang cánh quạt lớn hơn mà còn cải thiện hiệu suất đẩy của máy bay, điều này về cơ bản sẽ giúp bạn có thời lượng bay lâu hơn.
Nếu như thời lượng bay tối đa của DJI Mini 2 chỉ là 31 phút nhưng đối với Mini 3 con số đó sẽ lên đến 38 phút với pin tiêu chuẩn. Nếu bạn sử dụng pin mở rộng thời lượng tối đa đó sẽ được nâng lên đến 51 phút, đây là thời lượng bay dài nhất trên toàn bộ các mẫu flycam của DJI ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, nếu bạn lắp pin mở rộng sẽ khiến chiếc drone của bạn đạt trọng lượng 290g và ở một số quốc gia bạn sẽ cần phải đăng ký giấy phép sử dụng khi flycam đạt đến trọng lượng đó.
Tương thích với bộ điều khiển DJI RC
- DJI Mini 3: Hỗ trợ cả DJI RC và DJI RC-N1
- DJI Mini 2: Chỉ hỗ trợ DJI RC-N1
Một điểm khác biệt nữa giữa Mini 2 và Mini 3 đó chính là khả năng tương thích với bộ điều khiển từ xa DJI RC. Bộ điều khiển RC này được trang bị chiếc màn hình 5,5 inch full-HD với độ sáng cao lên đến 700 nits và được tương thích với ứng dụng bay DJI Fly. DJI Mini 2 không hề tương thích với bộ điều khiển DJI RC và DJI Mini 3 thì có.
Trên đây là 5 điểm khác biệt lớn nhất của trên DJI Mini 3 khiến bạn sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu chiếc máy bay không người lái mới nhất này.