Đối với những người đam mê nhiếp ảnh, việc lựa chọn một chiếc máy ảnh phù hợp với nhu cầu của mình luôn khó khăn, đặc biệt khi thị trường ngày càng nhiều những sản phẩm mới. Và gần đây Panasonic cũng mới cho ra mắt chiếc Lumix G9 II thuộc dòng máy ảnh Mirrorless, tiếp nối cho phiên bản gốc Lumix G9 bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào năm 2017. Với khoảng cách giữa hai thế hệ xa như vậy liệu hai dòng có những sự thay đổi nào? Liệu sự cải tiến trên camera mới có đáng giá để người dùng cân nhắc để nâng cấp lên? Bài viết dưới đây sẽ so sánh Panasonic Lumix G9 II vs Lumix G9, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những điểm mạnh, điểm yếu và sự thay đổi khác biệt giữa 2 dòng, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn lựa một chiếc máy ảnh mới nhé.
Thông số Lumix G9 II và Lumix G9
Lumix G9 II | Lumix G9 | |
Cảm biến | 25,2MP Live MOS Micro Four Thirds | 20MP MOS Micro Four Thirds |
Dải ISO | 100 đến 25.600 (Mở rộng: 50 đến 25.600) | 200 - 25600 (Mở rộng: 100 - 25600) |
Ngàm ống kính | Micro Four Thirds | Micro Four Thirds |
Video tốc độ cao | 300fps | 180fps |
Màn hình LCD | LCD cảm ứng khớp nối 3 inch | LCD cảm ứng 3 inch |
Tốc độ chụp liên tục | Màn trập cơ: 14 fps Màn trập điện tử: 75 fps |
Màn trập cơ: 9 fps Màn trập điện tử: 20 fps |
Chất lượng video | 4K (UHD) - 5760 x 2880 | 4K (UHD) - 3840 x 2160 |
Chống rung | Sensor-Shift, 5-Axis | Sensor-Shift, 5-Axis |
Kích thước | 134,3 x 102,3 x 90,1 mm | 136.9 x 97.3 x 91.6 mm |
Trọng lượng | 575 g (chỉ thân máy) | 579 g (chỉ thân máy) |
So sánh Lumix G9 II vs Lumix G9 về thiết kế
Trọng lượng và kích thước
Dòng máy ảnh đời mới Panasonic Lumix G9 II có thiết kế gần như giống hệt với người tiền nhiệm G9, nhưng vẫn có một số thay đổi riêng. Cả hai đời máy ảnh mirrorless đều có kích thước tương tự, với G9 II kích thước 134.3 x 102.3 x 90.1 mm và G9 có kích thước 136.9 x 97.3 x 91.6 mm. Nhờ thiết kế nhỏ gọn này giúp cho cả hai máy đều phù hợp với hệ thống Micro Four Thirds, nhưng G9 II lại có trọng lượng nhẹ hơn một chút (575g chỉ thân máy), trong khi G9 nặng 579g.
Một điểm khác biệt đáng chú ý khác nằm ở bố cục nút điều khiển và các tính năng bên ngoài. G9 II đã loại bỏ màn hình LCD trạng thái ở phía trên cùng của máy, thay vào đó là hai nút điều khiển riêng biệt cho chế độ chụp và chế độ drive mode nằm ở hai bên cạnh kính ngắm. Trong khi đó, G9 được thiết kế với mặt trên được thiết kế nghiêng hơn.
Tuy nhiên, cả hai dòng camera đều có các chức năng tương tự nhau bao gồm màn hình LCD cảm ứng xoay tự do với kích thước 3 inch, một kính ngắm điện tử OLED Live View Finder với độ phân giải cao và một joystick điều khiển 8 hướng.
Kính ngắm
Cả hai phiên bản máy ảnh đều được trang bị mắt ngắm điện tử sử dụng công nghệ OLED với độ phân giải 3,680K-dot. Tuy nhiên G9 có tỷ lệ phóng đại xấp xỉ 1.66x / 0.83x, trong khi G9 II có tỷ lệ phóng đại là khoảng 0.80x. Điều này đồng nghĩa với việc mắt ngắm của G9 II có phần hiển thị hình ảnh nhỏ hơn 1 chút cho với G9, nhưng với sự chênh lệch này thì không đáng kể. Ngoài ra hai máy ảnh cũng có tốc độ hoạt động kính ngắm rất nhanh, với tốc độ tự nhiên là 120fps và độ trễ tối thiểu dưới 0.005 giây, nhờ đó giúp cho kính ngắm hoạt động mượt mà và loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhấp nháy.
Màn hình LCD
Màn hình cảm ứng LCD đều được áp dụng trên hai thế hệ Lumix G9 II và Lumix G9, khi màn hình kích thước 3 inch có thể xoay tự do với tỷ lệ màn hình 3:2. Điều này cho phép người dùng xoay màn hình ra bên cạnh, rất thích hợp cho việc chụp ảnh tự sướng hoặc quay vlog. Người dùng cũng có thể gập màn hình ra phía sau camera để bảo vệ khỏi va đập và trầy xước trong quá trình di chuyển.
Sự khác biệt lớn nhất nằm ở độ phân giải của màn hình LCD. Lumix G9 II đã nâng cấp đáng kể với màn hình LCD có độ phân giải cao hơn, lên đến lên đến 1.84 triệu điểm ảnh, trong khi Lumix G9 trước kia chỉ có 1.04 triệu điểm ảnh. Vì vậy nên màn hình trên G9 II sẽ hiển thị hình ảnh sắc nét hơn và chi tiết được thể hiện rõ ràng hơn, từ đó việc xem và chỉnh sửa hình ảnh cũng trở nên dễ dàng và chất lượng hơn. Như vậy có thể thấy, màn hình LCD của Lumix G9 II và Lumix G9 đều có tính năng xoay tự do và cảm ứng, nhưng G9 II vượt trội hơn hẳn với độ phân giải màn hình cao hơn, mang lại trải nghiệm xem ảnh tốt hơn.
Lưu trữ
Cả hai dòng Panasonic Lumix G9 II và Panasonic Lumix G9 đều được trang bị hai khe cắm thẻ nhớ, đều được hỗ trợ chuẩn thẻ nhớ SD UHS-II, có tốc độ nhanh hơn và truy cập dữ liệu hiệu quả, nhanh chóng hơn so với các chuẩn thẻ nhớ khác. Hơn nữa, cả hai cũng có cổng thẻ nhớ riêng biệt được bảo vệ bởi một cửa có khả năng khóa, nằm ở phía bên trái của máy ảnh.
Ổn định hình ảnh
Đối với Lumix G9 từ trước đây Panasonic đã nâng cấp hệ thống IBIS, cho phép sử dụng tốc độ màn trập trập chậm tới 6,5 bước, giúp giảm hiện tượng rung và mờ trong cả khi chụp ảnh và quay video. Nhưng đến năm 2023, Lumix G9 II đã có bước tiến xa hơn khi được cung cấp hệ thống ổn định hình ảnh với khả năng bù ổn định lên đến 8 bước. Đây là điểm cải tiến đáng kể, giúp giảm hiện tượng rung và đảm bảo hình và video được ghi lại với độ ổn định tốt hơn. Ngoài ra, G9 II còn cung cấp khả năng ổn định kép 5 trục với 7.5 bước khi được kết hợp với các ống kính tương thích, biến camera trở thành một công cụ mạnh mẽ cho cả nhiếp ảnh và quay phim.
Cảm biến và bộ xử lý của Lumix G9 II và Lumix G9
Ở phiên bản trước đây, Lumix G9 sử dụng cảm biến MOS Micro Four Thirds với độ phân giải 20.3 MP cho phép chụp ảnh với chi tiết tốt và chất lượng hình ảnh khá. Trong khi đó, Lumix G9 II mới hiện nay sử dụng một cảm biến MOS Micro Four Thirds với độ phân giải cao hơn là 25,2MP, giúp mang lại khả năng chụp ảnh với độ chi tiết cao hơn và khả năng cắt ảnh sâu hơn mà vẫn giữ được chất lượng tốt.
Hơn nữa, điểm đáng chú ý là G9 II được xây dựng xung quanh một cảm biến mới hỗ trợ tự động lấy nét theo pha, có khả năng lấy nét nhanh hơn và hiệu quả hơn so với G9 sử dụng hệ thống lấy nét dựa trên độ tương phản.
Lumix G9 II đã được nâng cấp với bộ xử lý Venus Engine mới nhất, được Panasonic tuyên bố là có khả năng xử lý nhanh gấp đôi so với thế hệ trước đó. Sự nâng cấp này giúp Lumix G9 II có khả năng xử lý hình ảnh mạnh mẽ hơn, cung cấp độ phân giải cao hơn và tỷ lệ bit cao hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng rolling shutter, hiện tượng biến dạng khi chụp các đối tượng nhanh chóng di chuyển.
Dải ISO
Lumix G9 cung cấp một khoảng ISO 200 đến 25,600, có thể mở rộng xuống tới ISO 100-25600. Trong khi đó, Lumix G9 II có một khoảng ISO lớn từ 100 đến 25,600 và có khả năng giảm xuống tới ISO 50 khi cần thiết. Sự khác biệt ở đây đó là G9 II có một tùy chọn ISO thấp hơn giúp người dùng có thể làm việc trong ánh sáng mạnh hơn mà vẫn duy trì độ phân giải và chất lượng ảnh tốt.
Phạm vi ISO trên G9 II được mở rộng không chỉ cung cấp linh hoạt hơn trong việc đối phó với các tình huống ánh sáng khác nhau mà còn giúp người dùng tạo ra các hiệu ứng sáng tối đa và kiểm soát độ nhiễu trong ảnh.
Độ phân giải hình ảnh
G9 II là máy ảnh Lumix mới nhất được nâng cấp với độ phân giải cao mới lên đến 100MP, đem lại chất lượng tối ưu khi chi tiết thực sự quan trọng. Nhờ vào độ phân giải cao này, máy ảnh có thể nhanh chóng chụp 8 bức ảnh riêng lẻ và kết hợp chúng thành một tệp JPEG hoặc Raw duy nhất.
Với Lumix G9 trước đây cũng đã cung cấp tính năng này, vì vậy người dùng có thể không cần nâng cấp lên phiên bản mới nhất để tận dụng nó, nhưng độ phân giải chỉ đạt 80MP. Hơn nữa, G9 II cũng có thể ghi hình ảnh tốt với độ phân giải cao ngay cả khi chỉ chụp cầm tay. Trong khi G9 gốc yêu cầu người dùng cần gắn máy ảnh lên phụ kiện chân để có kết quả hình ảnh mang lại được tốt nhất.
So sánh Lumix G9 II vs Lumix G9: Chất lượng video
Trước đây, Lumix G9 đã có khả năng quay video 4K ở 60fps và chế độ chuyển động chậm full HD 180fps, tuy nhiên, máy ảnh chỉ có thể ghi hình ở chế độ 4:2:0 8-bit. Ngoài ra, G9 không tích hợp sẵn V-Log/V-Gamut cho phép ghi hình với phạm vi động rộng rộng lớn.
Trong khi đó, Lumix G9 II có một bước tiến đáng kể về khả năng quay video. G9 II hỗ trợ quay video lên đến 5.7K 60p và quay 4K/C4K 120p ở chế độ 10-bit 4:2:2 hoặc 4:2:0. Đặc biệt, người dùng có thể ghi hình ProRes 422 HQ và ProRes 422 lên một bộ ghi SSD ngoại. Điều này mang lại sự linh hoạt và chất lượng cao hơn cho việc quay video. G9 II cũng tích hợp sẵn V-Log/V-Gamut, cung cấp 13 bước của phạm vi động rộng, và có chế độ Dynamic Range Boost mở rộng nó lên 14 bước.
Điểm đáng chú ý nữa là G9 II sử dụng toàn bộ khu vực của cảm biến để ghi hình, không cắt khung hình khi soạn thảo. Vì vậy, nếu bạn là một nhà làm video chuyên nghiệp hoặc muốn chất lượng video cao cấp, Lumix G9 II là sự lựa chọn tốt hơn so với Lumix G9.
Lấy nét tự động
Lumix G9 sử dụng một hệ thống lấy nét dựa trên độ tương phản với 225 điểm và công nghệ DFD (Depth from Defocus), với khả năng tự động lấy nét nhanh và nhạy bén ở chế độ AF-S cho cả ảnh và video. Tuy nhiên, trong chế độ liên tục AF-C, tốc độ lấy nét có thể chậm hơn một chút và có thể xuất hiện hiệu ứng "pulsing" khi hệ thống DFD quét qua lại.
So với phiên bản mới nhất hiện nay, Lumix G9 II đã nâng cấp lên một tầm cao mới với hệ thống tự động lấy nét kết hợp giữa độ tương phản và phát hiện pha với 779 điểm. Hệ thống mới này tự động lấy nét nhanh chóng và đáng tin cậy, thậm chí trong điều kiện khó như ánh sáng yếu và ánh sáng nền. Đặc biệt, camera còn có khả năng phát hiện và nhận diện các đối tượng đa dạng như ôtô, xe máy và cả động vật, ngoài ra có thể phân biệt giữa cơ thể và mắt của chúng.
Chế độ Burst Shooting
Lumix G9 đã gây ấn tượng với khả năng chụp 60fps sử dụng màn trập điện tử, tập trung lấy nét và cân chỉnh ánh sáng ở khung hình đầu tiên, thậm chí còn có thể chụp 20fps với việc theo dõi liên tục AF. Bộ đệm trong chế độ này cho phép lưu trữ lên đến 50 ảnh JPEG hoặc 50 tệp RAW ở chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Mặc dù trước đó Lumix G9 đã làm rất tốt, nhưng Lumix G9 II đã nâng tầm chế độ Burst lên một tầm cao mới. Chế độ cho phép người dùng chụp ảnh liên tục 60 khung hình mỗi giây với tự động lấy nét liên tục và thậm chí 75fps với việc lấy nét và cân chỉnh ánh sáng bị khóa ở khung hình đầu tiên. Bộ đệm lớn hơn, có khả năng lưu trữ 200 ảnh cả dưới định dạng JPEG và RAW, với khoảng 3 giây thời gian chụp ảnh.
So sánh G9 II vs G9: Dung lượng pin
Dung lượng pin giữa Lumix G9 II và Lumix G9 không có nhiều sự khác biệt, cả hai máy đều sử dụng 2 dòng pin riêng biệt. Lumix G9 sử dụng viên pin DMW-BLF19, cung cấp khoảng 380 lần chụp khi sử dụng Live Viewfinder và 400 lần chụp khi sử dụng màn hình LCD. Trong khi đó, Lumix G9 II sử dụng viên pin DMW-BLK22, với mức thời lượng pin xấp xỉ là 390 lần chụp khi sử dụng cả EVF hoặc màn hình LCD. Mặc dù có sự thay đổi, nhưng hiệu suất pin không có sự chênh lệch lớn nên người dùng vẫn có thể yên tâm sử dụng trong khoảng thời gian tương tự nhau.
Tổng kết
Như vậy, với những so sánh Panasonic Lumix G9 II và Lumix G9 đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong thiết kế và hiệu suất của máy ảnh Lumix G9 II so với phiên bản trước đó. G9 II không chỉ duy trì các tính năng ấn tượng của G9 mà còn nâng cao nhiều khả năng quan trọng, từ hệ thống lấy nét tiên tiến, chất lượng hình ảnh cao hơn, đến khả năng quay video mạnh mẽ hơn và tốc độ chụp nhanh hơn.
Mặc dù vậy, sự lựa chọn giữa G9 II và G9 vẫn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi người. Nếu là một nhiếp ảnh gia hoặc người quay phim đòi hỏi khả năng lấy nét nhanh chóng và hiệu suất cao, Lumix G9 II có thể là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, Lumix G9 vẫn là một máy ảnh tuyệt vời với nhiều tính năng đáng giá và sẽ phục vụ tốt cho nhiều nhiếp ảnh gia.