Ngay cả khi bạn không biết về time lapse nhưng ít nhất một lần bạn có thể đã từng nhìn thấy kỹ thuật này được áp dụng trong phim ảnh, show truyền hình hoặc các bộ phim tài liệu,v..v.
Mặc dù nó là một kỹ thuật đặc biệt trong nhiếp ảnh và quay phim, nhưng trên thực tế ngay cả với người chụp không chuyên, họ vẫn có thể thực hành thể loại nhiếp ảnh trên chỉ với máy ảnh và ống kính thông thường. Vậy, để hiểu chính xác định nghĩa về Time-lapse và mục đích của nó trong nhiếp ảnh, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung: |
Time-lapse là gì?
Time-lapse hay còn gọi là tua nhanh thời gian là một kỹ thuật mà ở đó, tần số xuất hiện khung hình trải rộng hơn nhiều so với tần số xuất hiện khung hình của một đoạn phim bình thường. Tốc độ của khung hình cũng được đẩy lên nhanh hơn đáng kể. Theo đó, video tua nhanh thời gian thường được ứng dụng để theo dõi chuyển động chậm của thời gian và biên tập lại cho thời lượng ngắn hơn thời gian thực.
Khi chúng ta nhắc đến timelapse, điều quan trọng là cần phân biệt về hai hình thức tiếp cận khác nhau đó là chụp ảnh time lapse và quay phim time lapse. Mặc dù cả hai kỹ thuật trên đều cho ra một kết quả gần tương tự nhưng xuất phát từ cách thức thực hiện lại có sự khác biệt đáng kể.
Lịch sử TimeLapse
Time Lapse hay còn gọi là tính năng tua nhanh thời gian trong video đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, bạn có biết lịch sử phát minh ra tính năng quay video này là từ khi nào không?
Vào cuối những năm 1800, Eadweard Muybridge đã phát minh ra nhiếp ảnh timelapse khi ghi lại những chuyển động của những chú ngựa đang phi nước đại. Những bức ảnh ghi lại chú ngựa này sau được tổng hợp lại thành một bộ sưu tập.
Sau đó, trong những năm tiếp theo, kỹ thuật này được ứng dụng khá rộng rãi. Cụ thể:
- Năm 1897, nó được sử dụng tỏng phim điện ảnh Carrefour De L'Opera của Georges Méliès.
- Năm 1910 sử dụng để chụp ảnh tua nhanh thiên nhiên trong bộ phim The Birth of a Flower của F. Percy Smith.
Và từ đó đến nay, time-lapse đã trở thành một kỹ thuật nhiếp ảnh rất được yêu thích, có mặt ở hầu hết các ngành nghề.
Chụp ảnh time-lapse là gì?
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu chụp ảnh timelapse là gì? Chụp ảnh time-lapse là một kỹ thuật chụp sự thay đổi của thời gian. Theo đó, hàng trăm khung hình nối tiếp nhau được chụp liên tục, rồi đem ghép lại thành một đoạn video ngắn có thời lượng từ vài giây cho đến một phút. Trong quá trình hậu kỳ, các khung hình chụp sẽ được liên kết lại với nhau để tạo thành một video tua nhanh chỉ trong vài giây, ngắn hơn so với thời gian thực tế. Đây là phương pháp ứng dụng time lapse mang tính thủ công hơn là sử dụng các chế độ quay time-lapse có sẵn trong máy.
Bằng cách chụp liên tiếp mỗi giây một bức ảnh rồi ghép lại với nhau tạo thành video tốc độ chiếu 30 khung hình/ giây, chụp timelapes sẽ giúp tua nhanh thời gian thực được ít nhất 30 lần. Thời gian chụp một tấm ảnh càng lâu thời hoặc thời gian chờ giữa các tấm ảnh càng dài thì video càng được tua nhanh. Điều này cho phép tạo ra những video quay cảnh tua nhanh thời gian cho ta thấy rõ được chuyển động rất chậm như hoa nở, mây trôi. Để tạo thành 1 video time-lapse, cứ mỗi giây ta sẽ cần 30 bức ảnh, video 1 phút thì cần 1800 bức ảnh. Vậy nên có những video sử dụng hết hàng chục nghìn tấm ảnh cũng rất là bình thường.
Một số hình thức chụp Time-lapse:
- Drive-lapse: Với hình thức này, bạn chỉ cần đặt chiếc máy ảnh trên nóc xe hơi, xe máy hoặc xe đạp. Thiết bị quay để chế độ exposure time (1/100 giây vào ban ngày hoặc 1/25 giây vào ban đêm), chụp 3 frame/giây (Continuous). Sau đó tạo thành video 30 khung hình/giây để tạo ra video tua nhanh tốc độ lên đến 10 lần.
- Floral Time lapse: Đây là hình thức quay tua nhanh quá trình hoa nở. Cứ 5 - 10 phút bạn sẽ cần chụp 1 bức ảnh của hoa từ lúc bắt đầu búp hoa mới hé cho đến khi nở và tàn. Sau khi hoàn thành thì phát video này với tốc độ 30 khung hình/giây. Video được tạo ra đã cho thấy quá trình hoa nở với khả năng tua nhah lên đến 9000-18000 lần. Nếu quay video bình thường sẽ mất 10 giờ thì video timelapes được tạo ra chỉ còn 2 - 5 giây.
Quay Time-lapse là gì?
Trong thế giới điện ảnh và truyền hình, khi chúng ta nhìn thấy một cảnh chuyển động thì thực chất đó là một chuỗi những hình ảnh đơn lẻ được chiếu lần lượt ở một tỷ lệ khung hình nhất định. Nhìn chung tốc độ khung hình này sẽ nằm trong khoảng 24-30 fps tức là trong 1 giây chúng ta có thể thấy từ 24-30 hình ảnh đơn lẻ khác nhau. Các hình ảnh này sẽ nối tiếp với nhau tạo thành một đoạn phim chuyển động và được máy quay tự động biên tập lại thành một time-lapse video với thời lượng chỉ trong vòng vài giây.
Ưu điểm của video Time-lapse:
Các video tua nhanh thời gian thường có thể quay video với độ phân giải rất cao như 2K, 4K, 5K,... cho chất lượng tốt hơn các video thông thường. Với khả năng tua nhanh thời gian, chế độ quay video này có nhiều tính ứng dụng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chế độ này cũng mang đến sức hút cho video của bạn, mang lại cho video cảm giám mới mẻ, năng động và sáng tạo hơn.
Sự khác biệt giữa chụp ảnh và quay phim timelapse
Trong khi quay video tua nhanh có thể đạt được bằng cách sử dụng các chế độ ghi hình trong máy và tự động biên tập lại thành một đoạn tua nhanh ngắn gọn. Thì đối với chụp ảnh time lapse, người thực hiện phải trực tiếp căn chỉnh, bấm máy rồi ghép nhiều tấm hình liên tiếp trên các phần mềm chuyên dụng. Tuy nhiên, đối với chụp ảnh time lapse, điểm khác biệt chính nằm ở chất lượng hình ảnh.
Khi thực hiện chụp time lapse, lúc này vì thao tác là chụp ảnh thông thường nên toàn bộ cảm biến sẽ trực tiếp tác động lên toàn bộ hình ảnh, mang đến những khung hình rõ ràng và sắc nét. Trong khi đó, đối với quay phim tua nhanh, nếu bạn sử dụng máy ảnh có tích hợp chế độ quay thì việc phơi sáng cảm biến trong thời gian dài có thể làm hỏng cảm biến, giảm chất lượng hình ảnh khi lưu trữ. Điều này nhắc nhở, bạn nên dùng các loại máy quay chuyên nghiệp sẽ thích hợp hơn. Tuy nhiên điều đáng nói là không phải ai cũng có thể sở hữu ngay cho mình một chiếc máy quay chuyên dụng.
Phân biệt Time-lapse, Time-warp và video thường
Timelapse với Timewarp là hai chế độ quay video nghệ thuật rất được yêu thích. Vậy hai chế này có gì khác nhau?
- Timelapse: So với video thông thường, time-lapse là dạng video tua nhanh thời gian lên đến hàng nghìn lần. Mục đích của dạng video này là dùng để diễn tả những chuyển động rất chậm như quá trình phát triển cây cối, quá trình chuyển giao ngày và đêm,...trong một video ngắn để mọi người có thể nhận thấy rõ những chuyển động này.
- Timewarp: Ngược lại với video tua nhanh, Time-warp là dạng video tua chậm thời gian. Chế độ này cho phép quay các chuyển động nhanh với tốc độ hàng nghìn khung hình mỗi giây giúp ghi lại các chuyển động nhanh và phát lại với mục đích giúp mọi người có thể nhìn rõ được những chuyển động nhanh như: Chuyển động của viên đạn bắn ra khỏi nòng súng, chuyển động của tay đua thể thao,...
Ý nghĩa video Time-lapse
Giúp việc theo dõi sự vật hiện tượng trực quan hơn
Video time-lapse cho phép tiết lộ diễn biến của một chuỗi sự kiện mà mắt thường không nhìn thấy được. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn có thể theo dõi sự tiến hóa, phát triển của một sự vật hiện tượng trong một khoảng thời gian dài thông qua một video ngắn.
Tua nhanh thời gian có ý nghĩa rất lớn trong việc quan sát quá trình nở của một bông hoa, để theo dõi một sự kiện thể thao hoặc một buổi biểu diễn hoặc một công trường xây dựng,... Nhờ có video timelapse, bạn có thể theo dõi hiện tượng, sự kiện thực tế trải qua trong thời gian dài chỉ trong vài giây.
Phương tiện kể chuyện tuyệt vời
Để ghi lại những diễn biến trước, trong và sau của một sự kiện, time lapse là một lựa chọn rất tốt. Qua đó, bạn có kể câu chuyện trong một khoảng thời gian dài, thứ mà không thể mô tả trong bầng một vài từ. Time lapse cho phép kể nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn,...
Lưu lại khoảnh khắc sống và cảm xúc
Thời gian trôi đi nhanh một cách đáng kính ngạc, cuốn theo đó là những sự kiện, hình ảnh, cảm xúc,... sẽ mãi mãi trở thành kỷ niệm. Video time-lapse lúc này đã không chỉ còn là một video mô tả một sự kiện, một bức ảnh, mà nó trở thành phương tiện để ta có thể sống lại trong khoảnh khắc đó một lần nữa.
Mô tả diễn biến thời gian trong các đoạn phim
Có một lý do chính khiến các nhà làm phim có thể sử dụng các đoạn tua nhanh thời gian trong phim là để phục vụ cho mục đích mô tả diễn biến thời gian. Cho đến nay cách sử dụng phổ biến nhất của cảnh quay tua nhanh vẫn là nén thời gian để tăng tốc thời gian trôi qua giữa hai cảnh quay một cách nhanh chóng mà không cần chuyển cảnh.
Ngoài ra, ứng dụng của nó còn phải kể đến trong các bộ phim tài liệu như để mô tả sự nở rộ của các loài hoa, sự tan chảy của băng tuyết,... Theo đó, nó rất cần dùng cảnh quay tua nhanh vì nếu không sử dụng thì không còn cách nào khác hiệu quả hơn để hiển thị quá trình kéo dài này.
Ứng dụng của Time-lapse
Sáng tạo video nghệ thuật
Để những video được tạo ra thu hút được nhiều người xem hơn, có nhiều hình ảnh bắt mát hơn, người ta có thể chỉnh sửa thêm vào các video Timelapse. Chế độ này như mở ra một thế giới sáng tạo mới, mang đến khả năng sáng tạo bất tận cho những nhà đam mê nhiếp ảnh trên thế giới.
Phục vụ mục đích nghiên cứu, giảng dạy
Bạn sẽ thường thấy những kỹ thuật quay video Time-lapse xuất hiện trong rất nhiều các video về khoa học, nghiên cứu sự phát triển. Đặc biệt, kỹ thuật này xuất hiện nhiều trong các video nghiên cứu về sự phát triển về một loài cây, nghiên cứu sự chuyển động của một địa điểm trong từng mùa,... Những tài liệu video này sẽ giúp người xem nhận biết được rõ hơn về sự chuyển động để có thể đưa ra nhận định và đánh giá chính xác.
Hướng dẫn quay Timelapse
Chuẩn bị thiết yếu quay Time-lapse
Để có thể tiến hành quay chụp video tua nhanh, bạn cần có các thiết bị sau:
- Thiết bị quay chụp: Hiện nay có rất nhiều thiết bị ghi hình khác nhau, dù là máy ảnh DSLR hay Point & Shoot hoặc điện thoại đều có khả năng quay Time-lapse. Tuy nhiên, để có chất lượng tốt nhất, máy ảnh DSLR sẽ cho chất ảnh tốt nhất và cho phép bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn. Bên cạnh máy ảnh, bạn nên trang bị cho mình lens phù hợp với mục đích ghi hình như Fisheye, ultra wide hay tele.
- Chân máy: trong suốt buổi quay chụp timelapse bạn cần phải giữ máy cố định. Do đó, chuẩn bị một chân máy để ghi hình là điều cần thiết.
- Pin: vì thời gian quay chụp timelapse khá dài nên việc chuẩn bị thêm pin dự phòng cũng như các nguồn năng lượng khác là điều cần thiết.
- Thẻ nhớ: nên chuẩn bị cho mình chiếc thẻ nhớ có dung lượng lớn ít nhất là 64GB để đảm bảo không bị gián đoạn trong quá trình quay chụp.
- Một số phụ kiện khác như: Timer-remote, Wired remote,...dùng để điều khiển chụp từ xa.
Quay chụp timelapse trên máy ảnh
Mỗi máy ảnh sẽ có cách quay tua nhanh khác nhau, dưới đây chúng tôi hướng dẫn chung cách quay time lapse trên máy ảnh Canon để bạn dễ hình dung hơn.
Bước 1: Cài đặt máy ảnh ở chế độ M và điều chỉnh các thông số cần thiết để chất lượng hình ảnh tốt hơn. Bạn cần đảm bảo giữ cho đối tượng quay được lấy nét chính xác và luôn để chế độ lấy nét tự động "Tắt". Điều này sẽ giúp khung hình đồng đều và tiết kiệm thời gian lấy nét lại.
Bước 2: Mở EOS Utility và chọn Camera settings/Remote Shooting. Trong đó, thực hiện cài đặt:
- Delay setting (khoảng thời gian chờ trước khi chụp ảnh đầu tiên): bạn có thể cài đặt từ 00 đến 99 phút.
- Shot Interval (khoảng thời gian giữa hai lần chụp): cần đảm bảo không ngắn hơn tốc độ chụp ảnh.
- Số lượng chụp: Bạn nhấn số lượng ảnh muốn chụp, ví dụ: chọn 300 ảnh để chụp timelapse 10 giây.
Bước 3: Cố định chân máy và đặt máy ảnh lên. Nhấn nút Start để bắt đầu quay. Sau đó những bức ảnh bạn chụp được sẽ xuất hiện trên máy của bạn trong quá trình ghi.
Bước 4: Sau đó lấy ảnh đã thu được chuyển vào máy tính của bạn. Thêm ảnh trên vào ứng dụng chỉnh sửa video như Adobe Premiere để thiết lập thành video tua nhanh hoàn chỉnh.
Quay timelapse trên điện thoại
Hầu hết các điện thoại thông minh ngày nay đều được trang bị tính năng quay vide tua nhanh thời gian. Với mỗi dòng điện thoại sẽ có cách sử dụng chế độ này khác nhau, cụ thể:
Quay time lapse trên iPhone: Mở ứng dụng "Camera" trong điện thoại, sau đó chọn chế độ "TIME-LAPSE". Nhấn giữ điểm cần lấy nét để lấy nét.
Quay time lapse trên điện thoại Android: Truy cập ứng dụng "Camera", sau đó chọn chế độ "Hyperlapse" để quay.
Tạm kết
Việc phân biệt rõ ràng hai loại khái niệm trên chính là cách để quyết định xem bạn nên áp dụng kỹ thuật nào để thực hiện các video time-lapse đặc biệt của riêng mình. Thực chất, tiếp cận kỹ thuật time lapse không quá khó nhưng đòi hỏi bạn cần kiên trì trong thời gian tương đối dài. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm time lapse nhé!