Skip to content

VJShop.vn

Vào ngày 29/12 tại Bệnh viện Albert Einstein, thành phố Sao Paulo, Brazil, “vua bóng đá” Pelé đã qua đời bời căn bệnh ung thư ruột kết, suy thận và tim, hưởng thọ 82 tuổi. Đây là một cú sốc đối với người hâm mộ bóng đá nói riêng và toàn thể thế giới nói chung. Trong sự nghiệp lẫy lừng của mình, Pelé đã có vô số những khoảnh khắc huy hoàng mà khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng, hay cùng VJShop điểm lại những thời khắc đó.

Pelé là ai? Sự nghiệp lẫy lừng của ông

Dành cho những bạn nào không biết thì Pelé tên đầy đủ là Edson Arantes do Nascimento, ông sinh vào ngày 23/10/1940 tại thành phố Tres Coracoes, bang Minas Gerais, Brazil. Pelé lớn lên trong đói nghèo ở Bauru ở bang São Paulo. Ông kiếm tiền bằng cách làm việc trong các cửa hàng chè như một người phục vụ. Được cha dạy đá bóng, nhưng anh không có được một quả bóng đá phù hợp và thường chơi bóng với một cái túi nhồi báo được buộc chặt.

pele bên chiếc Cúp Jules Rimet tiền thân của World Cup hiện nay

Tài năng bóng đá của Pelé được bộc lộ từ rất nhỏ, ngay từ khi ông 15 tuổi ông đã được thi đấu cho câu lạc bộ (CLB) Santos, một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng tại xứ sở Samba. Năm 16 tuổi ông đã được gọi lên đội tuyển bóng đá Brazil và sau đó chỉ 1 năm ông đã giành chiếc cúp vàng thế giới cùng đội tuyển. Điều này cũng giúp ông trở thành cầu thủ trẻ nhất sở hữu danh hiệu bóng đá danh giá nhất toàn cầu. ông đã giành được 3 Cúp thế giới của FIFA vào các năm 1958, 1962 và 1970, và là cầu thủ duy nhất tính tới thời điểm hiện tại làm được điều này.

Pele đã có một sự nghiệp lẫy lừng

Pelé là cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại của Brasil với 77 bàn thắng sau 92 trận đấu. Ở cấp câu lạc bộ, ông là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho Santos, và đưa đội bóng đến chức vô địch Copa Libertadores năm 1962 và 1963. "Cách chơi bùng nổ và thiên hướng ghi bàn ngoạn mục" của Pelé đã khiến ông trở thành một ngôi sao trên khắp thế giới.

Kể từ khi giải nghệ năm 1977, Pelé là một đại sứ trên toàn thế giới về bóng đá và có nhiều liên doanh về diễn xuất và thương mại. Năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch danh dự của New York Cosmos.

Neymar tri ân đến Pele tại World Cup 2022

Neymar tri ân đến Pele tại World Cup 2022

Và vào ngày 29/12  tại Bệnh viện Albert Einstein, thành phố Sao Paulo, Brazil, “vua bóng đá” Pelé đã qua đời bời căn bệnh ung thư ruột kết, suy thận và tim, hưởng thọ 82 tuổi. Ngay sau sự ra đi của ông, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tuyên bố quốc tang ba ngày, còn thành phố Santos nơi Pelé dành trọn sự nghiệp thi đấu cũng để tang Vua bóng đá bảy ngày.

Lễ an táng Pelé diễn ra thứ Ba 3/1 tại nghĩa trang Ecumenical Necropolis, thành phố Santos, chỉ có thành viên gia đình Pelé được góp mặt.

Những khoảnh khắc huy hoàng trong sự nghiệp của Pelé

Cố HLV De Brito phát hiện ra Pelé từ các giải đấu đường phố và năm 1956 ông đưa Pelé đến với câu lạc bộ bóng đá Santos năm 15 tuổi và tuyên bố rằng "Cậu bé này sẽ là cầu thủ hay nhất thế giới".

Pelé trong màu áo của câu lạc bộ bóng đá quê hương Santos

Pelé trong màu áo của câu lạc bộ bóng đá quê hương Santos

Tại World Cup 1958 tại Thuỵ Điển. Ở tuổi 17, Pelé khiến cả thế giới nhớ đến tên ông ba kỷ lục: cầu thủ trẻ nhất dự World Cup, cầu thủ trẻ nhất lập hat-trick tại World Cup và cầu thủ trẻ nhất chơi trận chung kết. Ông ghi 6 bàn tại World Cup 1958, gồm một bàn vào lưới Xứ Wales ở tứ kết, ba bàn vào lưới Pháp ở bán kết và hai bàn vào lưới Thụy Điển ở chung kết.

Pelé đi vào lịch sử khi vô địch World Cup từ năm 17 tuổi

Pelé đi vào lịch sử khi vô địch World Cup từ năm 17 tuổi

Bàn thắng vào lưới Thụy Điển là một trong những bàn đẹp nhất lịch sử các trận chung kết: tâng bóng qua đầu một cầu thủ đối phương, rồi vô lê vào góc xa. Sau trận đấu, cầu thủ Thụy Điển, Sigvard Parling thừa nhận: "Khi Pelé ghi bàn, thành thật mà nói tôi cảm thấy muốn vỗ tay". Biệt danh "Vua bóng đá" của Pelé cũng ra đời từ World Cup 1958.

World Cup 1958, kỳ World Cup đầu tiên của Pelé ở tuổi 17

Pelé bên cạnh Cúp Jules Rimet, phiên bản tiền thân của World Cup hiện nay. Ông là cầu thủ duy nhất ba lần giành giải, vào các năm 1958, 1962 và 1970. Pelé cũng giúp Brazil giành vĩnh viễn cúp Jules Rimet khi là đội đầu tiên ba lần vô địch. Từ năm 1974, World Cup dùng phiên bản cúp vàng FIFA như hiện nay, và bỏ luật đội ba lần vô địch giành cúp vĩnh viễn.

Pelé và Cúp Jules Rimet

Pelé và Cúp Jules Rimet

Ở thời đỉnh cao phong độ (1956-1974), “Vua bóng đá” chỉ chơi cho câu lạc bộ Santos Các CLB giàu có của châu Âu, như Real Madrid, Juventus, Inter Milan hay Man Utd, từng muốn mua, nhưng bất thành. Năm 1958, Santos phải hủy thỏa thuận bán Pelé cho CLB Italy Inter Milan vì CĐV biểu tình phản đối. Đến năm 1961, chính phủ Brazil dưới thời Tổng thống Janio Quadros tuyên bố "Pelé là báu vật quốc gia" để ngăn ông rời đất nước.

Một bàn thắng kiểu “xe đạp lộn ngược” của Pelé

Một bàn thắng kiểu “xe đạp lộn ngược” của Pelé

Ngoài thành công với đội tuyển quốc gia Brazil với 3 chức vô địch World Cup, ở màu áo CLB Santos ông cũng đã góp công rất lớn với sáu chức vô địch Brazil, hai Copa Libertadores (danh hiệu cấp CLB danh giá nhất ở Nam Mỹ) và hai Cup Liên lục địa. Điều đáng nói, ở hai chức vô địch liên lục địa trước cái đối thủ đến từ Châu Âu, Pelé ghi được đến bảy bàn.

một pha đi bóng của “Vua bóng đá”

Một pha đi bóng của “Vua bóng đá”

Tầm ảnh hưởng của Pelé thời điểm đó lan rộng ra toàn thế giới dù ông không thi đấu ở Châu  u. Vào năm 1969, khi mà tại Nigeria đang xảy ra nội chiến nhưng cả hai phe đã đều ngừng bắn trong 48 giờ để xem Pelé chơi trận giao hữu tại thành phố Lagos. Trong trận này, Pelé ghi bàn và Santos hòa đội chủ nhà Lagos Stationary Stores FC 2-2. Cuộc nội chiến sau đó kết thúc trong vòng một năm.

Pelé không chỉ là một cầu thủ mà còn là một biểu tượng của bóng đá

Pelé không chỉ là một cầu thủ mà còn là một biểu tượng của bóng đá

Và vào năm 1975, 1 tuần trước cuộc nội chiến Liban, Pelé cũng đã chơi một trận đấu giao hữu tại đây trong màu áo của CLB Liban, vào ngày hôm đó ước tính có đến 40.000 khán giả có mặt tại sân vận động từ sáng sớm để theo dõi. Trong trận này, ông ghi được hai.

Thành tích ghi bàn của Pelé trong lịch sử World Cup là 12 bàn sau 14 trận. Nếu xét về kỉ lục thì ông vẫn đứng sau những người “hậu bối” như Miroslav Klose (16 bàn), Ronaldo Nazario (15 bàn), Gerd Muller (14 bàn), Just Fontaine và Messi (13 bàn). Tuy nhiên, số bàn thắng của ông cũng bị ảnh hưởng bởi chấn thương khi kỳ World Cup 1962 và 1966 ông chỉ thi đấu vỏn vẹn bốn trận.

Pelé ăn mừng khi ghi bàn vào lưới đối thủ

Pelé ăn mừng khi ghi bàn vào lưới đối thủ

Đặc biệt trong trận thua đội tuyển Bồ Đào Nha ở vòng bảng World Cup năm 1966, ông vào sân khi chưa hết chấn thương. Việc hậu vệ Bồ Đào Nha, Jose Morais phạm lỗi với Pelé mà không bị truất quyền thi đấu được xem là một trong những quyết định tệ nhất lịch sử World Cup. Pelé phải tập tễnh trên sân trong khoảng thời gian còn lại của trận đấu, do khi đó chưa được phép thay người. Sau trận đấu, Pelé thề không bao giờ chơi tại World Cup nữa, nhưng sau đó ông đã quay lại với màu áo vàng xanh trong điệu nhảy cuối cùng tại World Cup 1970.

World Cup 1970, kỳ World Cup cuối cùng của “Vua bóng đá” Pelé

World Cup 1970 là giải đấu lớn cuối cùng của Pelé. Trong sáu lần vào sân, ông tỏa sáng với 4 bàn và 5 đường chuyền dọn cỗ. Trong trận chung kết thắng Italy 4-1, ông góp bàn mở tỷ số và hai đường chuyền dọn cỗ cho Jairzinho và Carlos Alberto. Bàn ấn định tỷ số của Carlos Alberto được xem là bàn đẹp nhất mọi thời đại của tuyển Brazil. Burgnich, người được giao nhiệm vụ kèm Pelé trong trận chung kết, thừa nhận: "Tôi đã tự nói với mình trước trận đấu rằng Pelé cũng chỉ là da bọc xương như bao người khác, nhưng tôi đã nhầm".

Hình ảnh Pelé ăn mừng chức vô địch World Cup 1970 cùng người hâm mộ

Hình ảnh Pelé ăn mừng chức vô địch World Cup 1970 cùng người hâm mộ

Bobby Moore  trung vệ đội trưởng tuyển Anh vô địch World Cup 1966 gọi Pelé là "người khổng lồ trên sân cỏ dù chỉ cao 1,75 m". Bobby Charlton, cựu tiền đạo của Man Utd và tuyển Anh vô địch World Cup 1966, thừa nhận: "Đôi khi tôi cảm thấy như thể bóng đá được phát minh ra cho cầu thủ kỳ diệu này".

 Pelé đổi áo với Moore (đội trưởng ĐT Anh vô địch World Cup 1996)

 Pelé đổi áo với Moore (đội trưởng ĐT Anh vô địch World Cup 1996)

Gần như các huyền thoại thời đó đều thừa nhận rằng Pelé ở một đẳng cấp hoàn toàn khác với họ. Ngôi sao Hà Lan từng ba lần giành Quả Bóng Vàng, Johan Cruyff nói: "Pelé là cầu thủ bóng đá duy nhất vượt qua ranh giới của logic". Franz Beckenbauer, đội trưởng vô địch World Cup 1974 của Tây Đức: "Pelé là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông ấy trị vì trong suốt 20 năm. Không ai có thể so sánh với ông ấy".

Trong khi đó, huyền thoại quá cố của Real Madrid và tuyển Hungary, Ferenc Puskas thì từ chối xếp Pelé vào danh sách các cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá vì "ông ấy ở trên mức đó". Just Fontaine, Vua phá lưới World Cup 1958 với 13 bàn và là cầu thủ lập công nhiều nhất tại một vòng chung kết World Cup tự nhận "nên treo giày, khi xem Pelé thi đấu". Cựu hậu vệ Paddy Crerand của Man Utd trả lời khi được hỏi đánh vấn chữ Pelé như thế nào: "Dễ thôi: G-O-D (Chúa)".

Pelé rời Santos để đến Mỹ chơi cho CLB New York Cosmos vào năm 1975

Pelé rời Santos để đến Mỹ chơi cho CLB New York Cosmos vào năm 1975

Năm 1975, Pelé rời Santos để đến Mỹ chơi trong màu áo của New York Cosmos và ở mùa giải cuối cùng giúp đội bóng giành được chức vô địch. Phi vụ chuyển nhượng này là một bàn đạp cho việc các cầu thủ ở tuổi “xế chiều” qua mảnh đất tự do để thi đấu. Có thể kể đến những cái tên như: Giorgio Chinaglia, Franz Beckenbauer, Carlos Alberto, Johan Cruyff, Eusebio, Bobby Moore, George Best, hay Gordon Banks.

Ngày 1/10/1977, Pelé giải nghệ trong trận giao hữu giữa Cosmos và Santos. Trận đấu được phát sóng tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Trong trận này, Cosmos thắng 2-1 và Pelé ghi bàn cuối cùng trong sự nghiệp bằng cú sút phạt từ 25 m.

Đoạn video thể hiện khả năng đánh đầu giữa hai huyền thoại Maradona (Argentina) và Pelé (Brazil) có lẽ giờ đây họ đã gặp nhau và có những màn trình diễn trên thiên đường cùng những huyền thoại khác.