Nếu bạn nghĩ rằng tốc độ chụp liên tục 40 khung hình/giây trên những mẫu máy ảnh như Fujifilm X-H2S hoặc Canon EOS R6 Mark II đã là rất xịn rồi. Thì mới đây, các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đã sáng tạo ra một chiếc máy ảnh laser có thể chụp ở tốc độ lên đến 12,5 tỷ khung hình trên giây. Một tốc độ chụp mà Fuji, Sony, Canon hay bất kỳ hãng máy ảnh nào cũng phải khóc thét!
Máy ảnh Laser chụp liên tiếp 12,5 Tỷ khung hình/giây
Chắc chắn chiếc máy ảnh này không phải là một chiếc máy ảnh phổ thông bình thường mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở ngoài đời sống thường nhật. Đây là một chiếc máy ảnh laser được thiết kế nhằm mục đích nghiên cứu về quá trình đốt cháy hydrocacbon. Bởi quá trình này diễn ra rất nhanh nên các nhà khoa học đã phải phát minh ra chiếc máy ảnh laser này.
Để có thể chụp được vật liệu này các nhà nghiên cứu phải chụp trong một lớp hai chiều được gọi là LS CUP (chụp ảnh cực nhanh nén tấm laser một lần). Sau đó, các nhà nghiên cứu có thể quan sát các phản ứng xảy ra trong không gian và thời gian thí nghiệm.
LS-CUP cho hình ảnh 2D theo time-resolved của các tín hiệu ngọn lửa do laser gây ra. a: Ảnh chụp ngọn lửa được nghiên cứu. b: Minh họa bốn tín hiệu quang học từ ngọn lửa. c: Sơ đồ của hệ thống LS-CUP. d: Nhìn từ trên xuống của tấm laser thăm dò mặt phẳng thẳng đứng trung tâm của ngọn lửa
Với tốc độ 12,5 tỷ khung hình/giây, chiếc máy ảnh laser mới này nhanh hơn khoảng 1000 lần so với các máy ảnh laser nhanh nhất hiện tại, cho phép các nhà khoa học có thể quan sát quá trình đốt cháy hydrocacbon ở độ phân giải cao hơn bao giờ hết.
Yogeshwar Nath Mishra, Đại học Gothenburg chia sẻ rằng: “Càng chụp nhiều ảnh, chúng ta càng có thể theo dõi diễn biến của thí nghiệm chính xác hơn. Quá trình đốt cháy nhiên liệu hydrocacbon tạo ra các hạt có kích thước nano, nhiều hiện tượng sáng khác nhau và PAH gây nguy hiểm cho môi trường.”
Rất khó khăn để có thể thực hiện được các nghiên cứu đốt cháy hydrocacbon mà được ghi lại một cách chi tiết đến như vậy trên thế giới. Các hạt từ hydrocacbon chiếm 70% vật chất ở ngoài không gian, nhưng sự tồn tại của các hạt này cực kỳ ngắn chỉ vài nano giây và bạn cần một chiếc máy ảnh cực nhanh để có thể ghi lại “tuổi thọ” ngắn ngủi của chúng.
Chiếc máy ảnh này không chỉ có tác dụng trong việc nghiên cứu quá trình đốt cháy. Các nhà khoa học hoàn toàn có thể sử dụng trong các ứng dụng khác như vật lý, hóa học, sinh học, y học, năng lượng và nghiên cứu môi trường.
>>> Có thể bạn quan tâm: