Với tính hữu ích và tiện dụng của Gimbal, thiết bị chống rung này ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Bởi vậy mà trên thị trường có rất nhiều loại Gimbal khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng. Vậy Gimbal được phân loại như thế nào? Theo dõi những thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé.
1. Phân loại Gimbal theo số trục chống rung
1.1 Gimbal có 01 trục chống rung
Gimbal này thường hoạt động theo cơ chế chống rung bằng cơ học qua các rãnh trượt và khớp vòng bi. Với cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ mang theo khi di chuyển và có giá thành tương đối rẻ.
Tuy nhiên, dòng này thường không trang bị motor, không kết nối được với smartphone để tạo nên những cảnh quay có hiệu ứng ấn tượng. Ngoài ra trong nhiều trường hợp vẫn xảy ra hiện tượng rung lắc do không chống rung được nhiều trục.
1.2 Gimbal có 2-3 trục
Đây là loại thiết bị chống rung được dùng phổ biến cho các vlogger, youtuber hay các nhà làm phim độc lập.
Loại Gimbal này chuyên dùng motor và kết nối app, được trang bị các nút điều khiển tiện dụng, với nhiều chức năng hữu ích.
Một số loại Gimbal 3 trục chống rung hiệu quả như: Zhiyun Weebill Lab, Moza AirCross 2... hoặc chống rung 2 trục như Zhiyun Smooth X...
1.3 Gimbal có nhiều trục chuyên nghiệp
Với thiết kế nhiều trục, tuy khá cồng kềnh về kích thước cũng như trọng lượng nhưng dòng Gimbal này lại được trang bị rất nhiều tính năng thông minh, giúp người quay phim tạo nên những thước phim chuyên nghiệp nhất.
2. Phân loại Gimbal theo thiết bị sử dụng
2.1 Gimbal cho điện thoại thông minh
Thiết bị chống rung cho điện thoại thường tích hợp sẵn app trên điện thoại và kết nối với điện thoại của bạn qua bluetooth. Qua app này người dùng có thể hiệu chỉnh, quay chụp với nhiều chế độ như timelapse, hyperlapse, motion lapse, chụp panorama để mang lại những thước phim độc đáo và ấn tượng nhất. Bên cạnh đó, với phần mềm FPV, bạn có thể tạo ra những cú máy lia mượt mà và sắc nét.
Một số loại gimbal điện thoại được săn lùng và sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể được kể đến như DJI Om 5, DJI Osmo Mobile 3 hoặc DJI Osmo Mobile 2,...
2.2 Gimbal dùng cho camera hành động
Đây là loại gimbal được thiết kế để sử dụng cho những chiếc camera hành động hiện nay. Chúng thường có cấu tạo gồm nhiều trục linh hoạt, có khả năng xoay 360 và một số loại chống được nước. Bên cạnh đó gimbal cho máy ảnh cũng kết nối được với smartphone qua app để quay chụp nhiều chế độ khác nhau như hyperlapse, motion lapse, hoặc chụp ảnh panorama.
Các sản phẩm nổi tiếng trong phân khúc này có thể kể đến như iSteady Pro 2, gimbal Feiyu G6, FeiyuTech WG2X...
2.3 Gimbal dùng được cho cả điện thoại và máy ảnh, máy quay
Với dòng này, người dùng có thể linh hoạt sử dụng cho cả điện thoại và máy quay. Đơn giản chỉ cần dùng thêm bộ chuyển đổi khi gắn action camera.
Cũng sở hữu nhiều chức năng đa dạng, tiện lợi như các loại gimbal cho riêng điện thoại hay cho riêng máy ảnh, gimbal đa năng này cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo, tinh chỉnh hình ảnh, video ở nhiều chế độ khác nhau.
Có mức giá tầm trung khoảng vài triệu đồng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm như Zhiyun Smooth 4, Smooth Q2…
2.4 Gimbal cho các thiết bị quay, máy quay lớn, cỡ nặng
Những chiếc Gimbal sử dụng cho các thiết bị quay, máy quay kích thước lớn, trọng lượng nặng như DSLR… Chúng đa phần là loại Gimbal cỡ lớn, chuyên nghiệp hơn, có nhiều trục hơn, motor to hơn, và vì thế cũng đắt tiền hơn.
Ví dụ cho dòng sản phẩm này, phổ biến nhất là Zhiyun crane V2, Crane 3, Crane 2…
2.5 Gimbal cho drone, flycam
Gimbal dùng cho flycam hoạt động trên nguyên tắc chung là nguyên tắc của con quay hồi chuyển.
Đối với gimbal loại này, yếu tố quan trọng nhất giúp ổn định hình ảnh chính là tốc độ xử lý và yêu cầu về kích thước, khối lượng phải thật nhẹ, lượng pin tiêu hao ít giúp thời gian bay cũng tối ưu nhất.
Với đa dạng các dòng Gimbal kể trên, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một thiết bị chống rung phù hợp và ưng ý nhất, mang lại hiệu suất quay chụp tối ưu cho những bức ảnh, video uyển chuyển, mượt mà và vô cùng sống động.