Mới đây, DJI đã cho ra mắt phiên bản máy bay không người lái mới. Có thể thấy DJI Avata 2 vs DJI Avata có ngoại hình rất khác nhau, phiên bản thứ 2 được thiết kế tinh tế và nhỏ gọn hơn. Bên cạnh đó, thiết bị còn được cải tiến nhiều tính năng khác như hỗ trợ đường truyền O4 cho tín hiệu ổn định hơn, tiếng ồn khi bay nhỏ hơn, chất lượng camera tốt hơn, cải thiện độ ổn định hình cảnh và thời gian bay. Đặc biệt, DJI còn tích hợp thêm tính năng mới Acro cho chiếc FPV này, cho phép bay và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn đơn giản một cách dễ dàng, phù hợp với người mới chơi. Đồng thời, thiết bị cũng hỗ trợ chế độ màu D-Log M 10 bit, giúp việc hiệu chỉnh màu sắc trong khâu hậu kỳ dễ dàng hơn.
So sánh DJI Avata 2 vs DJI Avata: Thông số kỹ thuật
DJI Avata 2 | DJI Avata |
Chế độ bay Easy ACRO Flip, Roll, 180° Drift |
- |
1/1.3″ CMOS, F/2.8, Độ phân giải: 12MP | 1/1.7″ CMOS, F/2.8, Độ phân giải: 48MP |
4K/60fps HDR Videos | 4K/60fps Videos |
10-bit D-Log M | D-Cinelike |
155° Ultra-Wide-Angle FOV | 155° Ultra-Wide-Angle FOV |
Cảm biến vị trí hướng xuống và sau Thiết kế bảo vệ cánh quạt Automatic Return to Home (RTH) Chế độ Turtle Mode |
Cảm biến vị trí hướng xuống Thiết kế bảo vệ cánh quạt - - |
Thời gian bay tối đa 23 phút Hỗ trợ sạc nhanh PD |
Thời gian bay tối đa 18 phút - |
Hỗ trợ truyền video DJI O4 Khoảng cách bay tối đa: 13 km Tốc độ truyền Bitrate tối đa: 60Mbps |
Hỗ trợ truyền video DJI O3+ Max Transmission Distance: 10 km[5] Max Transmission Bitrate: 50Mbps[5] |
Lưu trữ nội bộ lên đến 46GB Tốc độ truyền nhanh |
Lưu trữ nội bộ lên đến 20GB - |
So sánh DJI Avata 2 và DJI Avata: Ngôn ngữ thiết kế
Kích thước & trọng lượng
Điểm đầu tiên bạn có thể thấy đó là Avata 2 có thiết kế mới rất khác, các chi tiết được hoàn thiện một cách tinh tế hơn. Khi đặt 2 chiếc máy bay không người lái này cạnh nhau, ta có thể thấy DJI Avata 2 có phần thấp hơn, phần thân thiết kế bằng phẳng hơn so với DJI Avata, ôm trọn cục pin bên trong, giúp tối ưu hóa tính khí động học.
Tuy nhiên, chiều dài và chiều rộng của máy bay mới có phần lớn hơn, cụ thể DJI Avata 2 là 185x212x64mm và DJI Avata là 180x180x80mm. Điều này là do chiều dài của pin được kéo dài ra, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng năng lượng của Avata 2 cũng được cải thiện. Lưu ý, phiên bản thứ 2 này cũng tương tự như phiên bản tiềm nhiệm, thiết kế phần thân liền tích hợp bảo vệ cách quạt và không thể gấp gọn được.
Đặc biệt, việc kéo dài chiều dài của Avata 2 giúp nó có thiết kế mỏng nhẹ hơn, cụ thể cân nặng của nó là 377g, nhẹ hơn 30g so với 410g của DJI Avata. Thiết kế cải tiến này đã giúp Avata mới tăng thời lượng bay thêm 28%, cho bạn thời gian bay tối đa từ 18 phút ở phiên bản ban đầu tăng lên 23 phút với phiên bản mới.
Cấu tạo thân máy
Thân máy bay DJI Avata 2 được xếp hạng là loại thân máy loại 1, được đánh ký hiệu ở bên cạnh thân máy. Tương tự như phiên bản đầu tiên, phiên bản thứ hai này vẫn được thiết kế tích hợp bảo vệ cánh quạt. Khi cầm Avata 2 trong tay, bạn có thể cảm nhận được độ chắc chắn và cứng cáp. Qua đó có thể thấy được DJI cải tiến rất tốt để mang đến chất lượng hoàn thiện hoản hảo, giúp bảo vệ drone an toàn trong những cú va chạm nhẹ thường xảy ra khi bay FPV. Ngược lại, Avata chỉ có khung đỡ 2 bên, trông khá mong manh và không đảm bảo khi gặp sự cố va chạm.
So sánh DJI Avata 2 vs Avata: Cánh quạt
Cánh quạt DJI Avata 2 được thiết kế rất chắc chắn và cứng cáp, cho phép bảo vệ tốt máy bay trong những trường hợp va chạm nhỏ. Số lượng cánh quạt ở máy bay mới này được rút gọn chỉ còn 3 cánh thay vì có 5 cánh như thế hệ Avata đầu tiên. Nếu trước kia Avata gây ra sự khó chịu cho người dùng vì tiếng ồn quá chói tai. Thì nay, với thiết kế ít cánh quạt hơn, tiếng ồn khi bay của Avata 2 đã giảm xuống chỉ còn 81dB - âm thanh chỉ còn như tiếng DJI Air 3, mang đến cho người chơi bầu không khí thoải mái hơn.
Cảm biến phát hiện chướng ngại vật
Sự khác biệt có thể coi là lớn nhất giữa DJI Avata 2 vs DJI Avata chính là 2 cảm biến mắt cá được nâng cấp. Nếu ở phiên bản đầu chỉ có duy nhất cảm biến hạ thì với phiên bản mới, DJI đã trang bị thêm cho nó cảm biến lùi. Sự cải tiến này đã mang lại cho Avata 2 trường nhìn rộng hơn, có thể quan sát với góc rộng 45 độ lớn hơn rất nhiều so với chỉ có cảm biến dưới như thế hệ Avata 1. Điều này giúp máy bay không người lái giám sát chướng ngại vật cả phía sau và phía dưới một cách hiệu quả hơn.
Lưu ý, cảm biến này không phải là cảm biến tránh chướng ngại vật thường xuất hiện trong các dòng flycam của DJI, giúp tránh đâm vào các đối tượng trên đường bay. Đây chỉ là loại cảm biến sử dụng để máy bay không người lái này có thể xác định chính xác vị trí trong các chuyến bay ở độ cao thấp hoặc bay trong nhà, giúp tăng độ ổn định và độ an toàn trong mỗi chuyến bay.
Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng Avata 2 không có chức năng tránh chướng ngại vật sẽ mất an toàn. Bởi đây chính là thiết kế đặc biệt của nó để có thể bay lượn trên không và bay sát đối tượng một cách ngoạn mục mà không chiếc flycam nào có thể được. Đồng thời, chúng cũng được thiết kế rất an toàn với bộ khung máy bay chắc chắn, giúp bảo vệ cánh cũng như các bộ phận bên trong khỏi hỏng hóc trong những cú va chạm nhẹ mà không hề hấn gì.
Khe cắm thẻ Micro SD và cổng USB-C
Khe cắm thẻ nhớ Micro SD phiên bản gốc nằm sau những cánh quạt, khiến việc tháo lắp thẻ nhớ rất bất tiện.
Do đó, DJI đã cải tiến thiết kế này trong Avata 2. Ở phiên bản mới, khe cắm thẻ nhớ này được chuyển sang cạnh bên của Avata 2, giúp việc lấy thẻ nhớ ra vào một cách dễ dàng hơn. Tại đây bạn cũng sẽ thấy một cổng USB-C có thể dùng để sạc pin trực tiếp thông qua máy bay không người lái. Ngoài ra, cổng USB-C này cũng có thể dùng để tải video xuống thiết bị điện thoại, máy tính từ bộ nhớ trong của máy bay không người lái.
So sánh DJI Avata 2 vs DJI Avata: Pin
DJI Avata 2 cũng có thiết kế pin hoàn toàn mới so với phiên bản gốc. Pin của chiếc FPV mới này dài hơn và mỏng hơn. Ở phiên bản DJI Avata pin trước được thiết kế gắn vào thân khá chặt, các nút khóa khá khó tháo lắp. Bên cạnh đó, đằng sau pin Avata chỉ được cố định bằng 1 chốt khóa duy nhất, rất dễ bị gãy chốt, gây ra sự cố mất nguồn. So với thiết kế pin nằm cố định trong khung máy của Avata 2, có thể nói là phiên bản mới có độ an toàn và chắc chắn cao hơn, giúp bảo vệ pin trong những chuyến bay tốt hơn.
Ngoài ra, thế hệ Avata thứ nhất không cho phép có thể sạc trực tiếp thông qua drone nên gây ra khá nhiều bất tiện. Phiên bản mới đã được cải tiến, bổ sung thêm cổng sạc USB-C trên thân máy bay không người lái Avata 2. Đồng thời, chiếc drone mới này còn được DJI thiết kế tích hợp sạc nhanh PD, giúp sạc đầy nhanh chóng trong vòng 88 phút. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng hộp sạc hai chiều - DJI Avata 2 Two-Way Charging Hub có trong combo Flymore, giúp sạc đầy một viên pin chỉ vòng 45 phút cho 1 viên pin và 2,15 giờ cho cả 3 viên pin. Đồng thời, hộp sạc nhanh hai chiều này cũng có tính năng tích lũy năng lượng. Để kích hoạt tính năng này, bạn hãy nhấn và giữ nút nguồn trên hộp sạc, tất cả năng lượng còn lại từ các pin sẽ truyền năng lượng về 1 pin còn nhiều năng lượng nhất.
So sánh bộ nhớ trong của DJI Avata 2 với DJI Avata
DJI Avata 2 được nâng cấp bộ nhớ trong lên đến 46GB, cho khả năng lưu trữ gấp đôi phiên bản gốc chỉ có 20GB. Điều này đồng nghĩa với việc Avata 2 có thể lưu trữ nội bộ khoảng 40 phút video quay ở chế độ 4K 60fps. Ngay cả khi bạn quên lắp thẻ nhớ, bạn vẫn có đủ dung lượng để lưu giữ lại những thước phim độc đáo của mình.
So sánh DJI Avata 2 vs DJI Avata: Camera
Camera của Avata 2 được thiết kế mở, không bị cản phía trên và dưới, cho phép máy bay không người lái thực hiện góc nghiêng lớn hơn phiên bản gốc. Cụ thể, Avata 2 có thể thực hiện các góc nghiêng lên và nghiêng xuống từ 85 - 80 độ. Với phiên bản mới, bạn cũng có thể thực hiện góc nhìn xuống sau hơn trước khi thấy khung FPV Drone xuất hiện.
Đặc biệt, camera phiên bản Avata thứ 2 này có kích thước cảm biến lớn lên đến 1/1.3 inch so với cảm biến 1/1.7 inch của thế hệ trước đó và cùng khẩu độ f/2.8. Điều này không chỉ tạo ra một góc tổng thể về hình ảnh tốt hơn mà còn giúp cải thiện hiệu suất ánh sáng của máy ảnh một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi bạn sử dụng Avata 2 trong trường hợp bay vào lúc hoàng hôn hoặc bay trong nhà.
Dải Dynamic Range trong chiếc DJI FPV mới cũng đã được cải thiện đáng kể, tăng tổng thể là 2 điểm dừng. Điều này đã đạt được thông qua cả cải tiến về thuật toán cũng như phần cứng của thiết bị. Nhờ đó, hình ảnh được thu bằng DJI Avata 2 sẽ nhiều chi tiết hơn, bảo gồm ở cả vùng tối và vùng sáng của bức ảnh, giúp bạn nhìn rõ hơn các vùng tối trong môi trường của mình thông qua DJI Goggles 3.
So sánh DJI Avata 2 vs DJI Avata 1: Khả năng bay
Tốc độ bay
Về khả năng bay của Avata 2 thì tốc độ bay ngang và tốc độ bay tối đa ở chế độ Normal và chế độ bay Manual vẫn giữ nguyên như phiên bản trước là 8m/s (Normal Mode) và 27m/s (Manual Mode). Tuy nhiên, ở chế độ Sport Avata 2 có tốc độ bay nhanh hơn, lên đến 16m/s so với Avata 1 chỉ 14m/s. Chế độ này bay nhanh nhất khi sử dụng bộ điều khiển DJI RC 3, có nghĩa là khi bạn sử dụng bộ điều khiển đó thì Avata 2 sẽ bay nhanh hơn. Tốc độ bay lên và hạ xuống của DJI Avata 2 cũng nhanh hơn so với phiên bản cũ, có khả năng bay lên hoặc xuống ở tốc độ 9m/s với chế độ thể thao so với tốc độ bay thẳng đứng 6m/s của thế hệ đầu tiên.
Chế độ ACRO
Đây là một chế độ được thêm mới, giúp điều khiển Avata 2. Chế độ này được tích hợp trong điều khiển DJI RC Motion 3, giúp người mới tập bay dễ dàng và tập luyện được những động tác bay FPV cơ bản như thực hiện nhào lộn, lật. Đây là những tính năng mới, không thể thực hiện được nếu sử dụng điều khiển thế hệ trước đó.
Để kích hoạt chế độ này, bạn cần kéo menu trong Goggles 3 ở trên xuống từ. Di chuyển mũi tên đến biểu tượng 2 vòng xoay đan chéo nhau vào bật nó lên. Lúc này, bạn sẽ thấy một menu thứ hai xuất hiện bên trái màn hình Goggles với các chế độ gồm Slide, Drift và Flip. Dùng ngón tay cái cuộn vòng xoay ở phía bên trái điều khiển RC Motion 3 để chuyển tiếp giữa các chế độ. Trong đó, chế độ Slide là chế độ truyền thống. Tiếp đến là chế độ Drift, nếu bạn chọn chế độ này và nhấn nút bay về phía trước, sau đó bóp cò ga và nhấn điều khiển sang trái, máy bay sẽ cua ngoắt 180 độ. Nếu bạn tiếp tục bay thẳng và nhấn xuống chọn chế độ Flip, máy bay của bạn sẽ thực hiện cú lộn nhào 360 độ.
Chế độ Turtle Mode
Tương tự như chế độ lật ngửa ở thế hệ ban đầu, Avata 2 cũng có chế độ tương tự với tên gọi Turtle Mode. Chế độ này cho phép khi Avata 2 gặp sự cố khiến chúng bị lật ngửa có thể sẽ dàng lật lại như ban đầu để tiếp tục chuyến bay. Thiết kế này đặc biệt hữu ích cho những trường hợp máy bay không người lái của bạn gặp sự số nhưng ở vị trí khó tiếp cận, chỉ cần bật chế độ này là đã có thể đưa drone của bạn quay trở về dễ dàng.
So sánh khả năng quay video của DJI Avata 2 và Avata
Sự cải thiện cả về cảm biến lẫn dải Dynamic Range mang lại chất lượng video rất ấn tượng cho DJI Avata 2, tốt hơn rất nhiều so với phiên bản đầu. Avata 2 có thể quay video lên tới 4K/60fps ở chế độ HDR. Đây là tính năng mới đối với máy bay không người lái này và không có sẵn trong các mô hình mẫu trước đó. Ngoài ra, ở chế độ quay 4K đó, bạn cũng có thể quay 30 khung hình/giây hoặc 50 khung hình/giây và quay ở chế độ 2.7K với 120/100/60fps,... Tỷ lệ khung hình quay là 4x3 hoặc 16x9. Ở chế độ quay video slow-motion, Avata 2 có thể quay video với độ phân giải 2.7K/120fps và 1080p/100fps hoặc 120fps, cho khả năng tua chậm video lên đến 4 lần.
Tương tự như thế hệ đầu tiên, Avata thứ 2 cũng cho phép quay video với 3 tùy chọn góc quay, cụ thể: Normal, Wide và Ultra wide. Với góc quay Ultra Wide, camera cho góc nhìn 155 độ, có trường nhìn cực rộng, mang lại góc nhìn gần hơn nhiều so với chính những gì chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường. Bên cạnh đó, khi bay ở chế độ góc siêu rộng cũng mang lại cảm giác bay siêu nhanh hơn khi máy bay không người lái đang bay ở độ cao thấp hoặc thông qua những khe núi nhỏ hẹp.
So sánh DJI Avata 2 vs DJI Avata: Tính năng ổn định hình ảnh
Một trong những tính năng quan trọng bậc nhất của chiếc drone đó là ổn định hình ảnh. Tương tự như người tiền nhiệm của nó, Avata 2 vẫn có một gimbal trục nghiêng duy nhất. Bên cạnh đó, phiên bản mới này được nâng cấp hệ thống chống rung điện tử RockStready 3 Plus thay thế cho RockSteady 2 ở thế hệ drone thứ nhất. Đây là một cải tiến lớn, giúp quay video mượt mà hơn, đặc biệt chúng vẫn ổn định được trong những cú rẽ ngoặt thay đổi hướng khi bay nhanh hoặc bay trong điều kiện có gió. Nhờ đó, bạn không cần phải thực hiện ổn định hậu kỳ bằng phần mềm như thế hệ ban đầu.
Đồng thời, chiếc drone mới này cũng hỗ trợ tính năng cố định đường chân trời Horizon Steady. Khi tính năng này được bật, máy bay không người lái của bạn sẽ giữ đường chân trời cân bằng trong mọi khung hình dù ở góc quay nào đi chăng nữa.
So sánh chế độ màu của DJI Avata 2 và Avata
Ngoài chế độ cấu hình màu thông thường, Avata 2 còn được trang bị chế độ màu D Log-M thay cho chế độ màu D-Cineline đầu tiên. Khi quay video với chế độ này sẽ giữ lại nhiều chi tiết vùng sáng và vùng tối hơn, cho phép hậu kỳ xử lý dễ dàng hơn. Đồng thời, chế độ màu mới cũng giúp phân loại màu tốt hơn, mang đến những thước phim sinh động và bắt mắt hơn.
Đặc biệt, phiên bản Avata thế hệ mới được tích hợp chế độ điều chỉnh độ sắc nét và giảm nhiễu trong cài đặt máy ảnh. Tính năng này tượng tự như những gì DJI đã thêm vào trong chiếc flycam Mini 4 Pro và Air 3 trước đó, cho phép bạn có thể điều chỉnh hình ảnh theo ý mình trực tiếp trên Goggles 3. Ví dụ, bạn muốn thước phim của bạn trông tự nhiên và mềm mại hơn, bạn chỉ cần hạ độ sắc nét hình ảnh xuống là có được hình ảnh như ý muốn.
So sánh DJI Avata 2 vs DJI Avata: Hệ thống truyền tín hiệu
Nhắc đến Avata 2 không thể không kể đến bộ điều khiển của nó với 2 chiếc điều khiển gồm:
- Điều khiển RC Motion 3 mới hoạt động như một cần điều khiển thực tế ảo, cho phép bạn bay dễ dàng.
- Bộ điều khiển DJI FPV Remote Controller 3 mới là bộ điều khiển mà bạn có thể sử dụng để điều khiển Avata 2 một cách thủ công đi kèm với DJI Goggles 3.
Cả hai bộ điều khiển mới và Goggles 3 đều tương thích với DJI Air 3 và DJI Mini 4 Pro, có hệ thống ăng-ten nâng cấp mới, cho phép sử dụng đường truyền O4 với Avata 2. Qua đó cải thiện khoảng cách truyền tín hiệu của Avata 2 lên 13Km so với 10Km của thế hệ Avata. Đồng thời, hệ thống này cũng giúp khả năng truyền tín hiệu ổn định hơn. Ở thế hệ thứ nhất, bạn sẽ thường xuyên gặp lỗi mất tín hiệu khi đi quay chướng ngại vật như bức tường hoặc thân cây nhưng với thế hệ mới, điều này hoàn toàn đã được cải thiện.
Bên cạnh đó, khả năng truyền video trực tiếp từ nguồn dữ liệu của Goggles 3 cũng tốt hơn, độ trễ cực kỳ thấp. Độ trễ thấp đến mức 24mm/s ở độ phân giải 1080p/100fps.
Tính năng chia sẻ video trực tiếp thông qua wi-fi
Một trong những tính năng cải tiến được đánh giá cao của Avata 2 so với thế hệ thứ nhất đó chính là tính năng chia sẻ video trực tiếp thông qua wi-fi. Nếu như trước đây khi có bạn bè cùng đi bay Avata và bạn muốn chia sẻ hình ảnh bạn nhìn thấy thông qua Goggles với họ thì bạn sẽ cần kết nối điện thoại với Goggles thông qua 1 dây cáp.
Điều này thực sự rất bất tiện bởi vì bạn cần đứng cạnh bạn của mình trong phạm vi chiều dài của dây khá ngắn. Đồng thời, bạn cũng cần phải cẩn thận khi bay để khi quay đầu hoặc cử động không bị đứt dây cáp,... Với tính năng chia sẻ video trực tiếp thông qua wi-fi với phạm vi lên đến 5m, bạn và bạn của mình sẽ có thể dễ dàng cùng nhau thưởng thức những thước phim đẹp mắt được thu lại từ chiếc Avata 2 mà không cần lo lắng đứt cáp như thế hệ thứ nhất.
Đồng thời, chế độ Head Tracking cũng có sẵn trên Avata 2 và Goggles 3. Khi bật tùy chọn này, bạn có thể điều khiển chế độ xem camera bằng cách quay đầu và nhìn theo hướng mà bạn muốn thấy.
So sánh DJI Avata 2 vs DJI Avata: Điều khiển
DJI RC Motion 3 vs DJI RC Motion 2
Thay thế cho điều khiển DJI RC Motion 2 của Avata 1, DJI đã mang đến DJI RC Motion 3 với nhiều cải tiến hơn giúp điều khiển Avata 2 một cách thông minh và dễ dàng. Điều khiển RC 3 được thiết kế có phần tinh gọn so với phiên bản tiền nhiệm của nó, có trọng lượng nhẹ hơn, mang lại cảm giác thoải mái khi cầm nắm. Thiết kế nhỏ gọn cũng giúp người dùng có thể dễ dàng di chuyển giữa các nút. Về mặt bố trí các nút gần như tương tự so với RC Motion 2, tuy nhiên RC Motion 3 được trang bị thêm vòng xoay phía mặt trái, dễ dàng sử dụng.
Đặc biệt, sự cải tiến lớn nhất trong chiếc điều khiển avata 2 mới này đó là cò nhấn ga với 2 mức nhấn. Nếu bạn di chuyển bộ điều khiển RC Motion 2 trong khi drone đang bay lơ lửng thì nó sẽ quay theo hướng tay của bạn, điều này gây ra sự khó chịu khi bạn đang cầm điều khiển mà muốn điều chỉnh lại kính Goggles của mình. Khi này, chiếc drone sẽ quay quay và khiến và mắt bạn nhìn qua màn hình Goggles sẽ thấy hình ảnh chuyển động liên tục không theo hướng nào sẽ rất không thoải mái.
Do đó, để khắc phục điều này, DJI đã cho cải tiến thiết kế này ở chiếc điều khiển mới. Nếu Avata 2 đang bay và bạn không nhấn ga thì máy bay không người lái này sẽ không phản hồi bất kỳ chuyển động nào của bộ điều khiển. Điều này cho phép bạn có thể thực hiện như điều chỉnh Goggles mà Avata 2 không quay hướng lung tung như phiên bản trước.
Đặc biệt, chiếc điều khiển mới này được thiết kế với 2 mức ga. Nếu bạn chỉ bóp cò đến nấc đầu tiên thì chiếc drone sẽ không bay về phía trước thay vào đó nó sẽ di chuyển theo hướng cần điều khiển, cho phép bạn nhìn xung quanh trong khi drone bay lơ lửng tại chỗ. Nếu bạn muốn bay xung quanh, bạn cần bóp cò vượt qua mức ga đầu tiên, bây giờ Avata 2 sẽ bắt đầu bay và chuyển động theo cần điều khiển của bạn. Và nếu bạn nhả ga ra thì Avata 2 sẽ bắt đầu bay ở chế độ lùi.
Một tính năng khác là khi máy bay không người lái không ở trên không, bạn cũng có thể sử dụng chuyển động RC 3 để sử dụng như con trỏ điều khiển trên màn hình Goggles, giúp bạn có thể điều hướng xung quanh các menu dễ dàng và nhanh hơn so với việc sử dụng cần điều khiển trên Goggles.
DJI FPV Remote Controller 3
Để bay DJI Avata 2 ở chế độ thủ công hoàn toàn, bạn cũng sẽ cần bộ điều khiển từ xa DJI FPV Remote Controller 3, tương tự như thế đầu tiên. Bởi vì bộ điều khiển RC Motion 3 không thể làm được điều này. Với chiếc điều khiển này, bạn có thể dễ dàng thực hiện các kỹ thuật bay nâng cao, mang lại trải nghiệm bay độc đáo hiện nay không thiết bị nào làm được.
DJI Goggles 3 vs DJI Goggles 2
Thiết kế
Đặt DJI Goggles 3 và DJI Goggles 2 cạnh nhau, ta có thể nhận thấy ngay sự khác biệt. Ở chiếc Goggles 3 có hai mắt mới, được thiết kế lồi ra bên ngoài và hướng về phía trước. Hai mắt này cung cấp tính năng nhìn hình ảnh trực tiếp - Picture In Picture. Để kích hoạt tính năng này, bạn hãy chạm vào phía bên trái của Goggles đang đeo, lúc này màn hình sẽ thay đổi cho phép bạn nhìn qua camera. Điều này có nghĩa là, bạn có thể quan sát môi trường xung quanh một cách trực tiếp mà không cần tháo kính ra. Để quay lại chế độ xem của drone, bạn chỉ cần nhấn hai lần phía bên phải của Goggles.
Một điểm cải tiến nữa của chiếc Goggles 3 so với Goggles 2 đó là nó được trang bị thêm một thanh đỡ trán mới. Do đó khi đeo sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn, kính không bị ép chặt vào mặt, gây nên những vết hằn trên mặt như phiên trước. DJI Goggles 3 làm được điều này đó là nhờ xung quanh kính được trang bị lớp đệm bằng cao su dẻo mềm mại thay cho lớp xốp trước đó, ôm trọn đường cong trên gương mặt và giúp ngăn chặn ánh sáng bên ngoài tốt hơn.
Ngoài ra, Goggles 3 còn được trang bị cảm biến tiệm cận bên trong kính, giúp bạn phát hiện phát hiện khi nào bạn đang đeo chúng và tự động tắt màn hình khi bạn tháo kính ra.
Màn hình OLED
Tương tự như DJI Goggles 2, kính thực tế ảo mới này cũng được trang bị màn hình OLED kép 1080p, với tốc độ làm mới lên đến 100HZ cùng với đó là khả năng điều chỉnh đi-ốp. Bạn có thể điều chỉnh đi-ốp dễ dàng mà không cần lắp thấu kính đi-ốp riêng lẻ nào, thay vào đó bạn có thể xoay 2 nút xoay ở dưới cùng của kính bảo hộ. Phạm vi điều chỉnh độ khúc xạ là từ -6 đến +2. Thiết kế này cực kỳ hữu dụng cho các cá nhân người dùng gặp các vấn đề như cận thị hoặc viễn thị, giúp hỗ trợ tầm nhìn rõ ràng hơn.
Đồng thời, bạn cũng có thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai mắt kính Goggles bằng cách trượt 2 nút xoay ở phía dưới, cho đến khi hình ảnh được căn chỉnh hoàn hảo. Khi bạn đã hài lòng với điều chỉnh này, bạn có thể nhấn nút xoay vào trong và siết chặt chúng để lưu lại thiết lập này.
Pin
Cả DJI Goggles 2 và DJI Goggles 3 đều được thiết kế tích hợp pin vào headband phía sau đầu, rất tiện dụng. Đặc biệt, nó còn được cải tiến nâng cấp ở phiên bản kính thực tế ảo mới này với thời lượng pin được kéo dài hơn. Nếu Goggles 2 chỉ có thời lượng pin sử dụng trong khoảng 2 giờ thì Goggles 3 có thời lượng sử dụng tối đa lên đến 3 giờ đồng.
Khả năng tương thích
DJI Goggles 3 cho khả năng tương thích đa dạng hơn. Kính không chỉ có thể hoạt động với DJI Avata 2 mà còn có thể sử dụng để bay với Air 3, Mini 4 Pro với điều khiển DJI RC 2 hoặc DJI RC N2. Đây là điều mà hai Goggles thế hệ trước không thể làm được.
Túi đeo vai DJI Sling Bag
Với combo Avata Flymore ban đầu, chúng không được thiết kế túi đeo vai đi kèm. Tuy nhiên, với combo DJI Avata 2 mới, bạn sẽ nhận được thêm một túi đeo vai DJI Sling Bag mới. Chiếc túi này được thiết kế rất chắc chắn, có khả năng chống nước và bên trong được thiết kế đa ngăn giúp đựng vừa Avata 2 và các phụ kiện đi kèm một cách gọn gàng, đảm bảo lưu trữ an toàn.
Tổng kết
Qua bài so sánh DJI Avata 2 vs DJI Avata ở trên, ta có thể thấy là Avata 2 được nâng cấp với nhiều tính năng vượt trội hơn so với Avata. Avata 2 được cải tiến về mọi mặt, trong đó có thể kể đến một số tính năng nổi bật như: khả năng chống va chạm tốt hơn, hệ thống đường truyền tín hiệu ổn định hơn, chất lượng video tốt hơn, bộ nhớ trong lớn hơn,... Có thể khẳng định rằng, Avata 2 chính là lựa chọn máy bay không người lái tốt nhất thời điểm này.