Skip to content

VJShop.vn

Mới đây, Cuộc thi ảnh nghệ thuật đại dương 2022 đã công bố bức ảnh đoạt giải nhất và 14 bức ảnh lọt vào vòng chung kết. Bức ảnh đoạt giải nhất của cuộc thi năm nay gọi tên nhiếp ảnh gia Kat Zou với tấm hình ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của bạch tuộc mẹ bên cạnh đàn con của mình.

Giải thưởng nhiếp ảnh The Ocean Art 2022

Cuộc thi ảnh nghệ thuật đại dương (The Ocean Art) là một cuộc thi với tính cạnh tranh rất gay cấn khi các nhiếp ảnh gia chụp ảnh đại dương trên 96 quốc gia khác nhau sẽ gửi hàng ngàn tác phẩm của mình về và được chọn lọc để lấy 15 bức hình ấn tượng nhất vào vòng chung kết, người chiến thắng sẽ dành được 100.000$ (~2 tỷ VNĐ) tiền thưởng.

ocean art 2022 là lần thứ 11 cuộc thi được tổ chức

The Ocean Art 2022 là lần thứ 11 cuộc thi được tổ chức với sự góp mặt của những vị giám khảo rất nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh như: Tony Wu, Mark Stickland, Marty Snyderman, Bluewater Photo và sự hỗ trợ đến từ Bluewater Travel.

Bức ảnh đoạt giải nhất của cuộc thi gọi tên nhiếp ảnh gia Kat Zou với tấm hình ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của bạch tuộc mẹ bên cạnh đàn con của mình. Một hình ảnh mang đầy ý nghĩa nhân văn về tình mẫu tử của các loài động vật dưới biển.

15 bức ảnh xuất sắc nhất cuộc thi ảnh nghệ thuật đại dương

Bức ảnh này được tác giả thực hiện tại ngoài khơi bờ biển West Palm Beach, Florida. Trong hình là một con bạch tuộc ở rạn san hô Caribe đang bảo vệ những quả trứng của mình. Cho các bạn không biết thì bạch tuộc trong quá trình đẻ và chăm sóc trứng chúng sẽ không ăn gì và bạch tuộc mẹ sẽ chết sau khi trứng nở. Kat Zhou chia sẻ: “Thật là cảm giác buồn vui lẫn lộn khi nhìn con bạch tuộc mẹ bảo vệ những quả trứng của mình và biết rằng kết cục đau lòng với mình sắp đến.”

Bãi biển West Palm là địa điểm lặn yêu thích của nhiếp ảnh gia Kat Zhou mỗi khi đến Hoa Kỳ bởi khung cảnh thiên nhiên vô cùng lý thú của nơi đây. Tác giả đã chia sẻ về bức hình của mình: “Tôi đã nhìn thấy những bức ảnh trên mạng xã hội về con bạch tuộc mẹ ở rạn san hô này vào đầu tháng 3 năm 2022 và thật may mắn khi tôi đến vào cuối tháng tôi vẫn gặp gỡ “người mẹ” này. Tôi đã phải lặn 4 lần trong ba tuần để quan sát con bạch tuộc này. Mặc dù những bức ảnh thu lại không thực sự bắt mắt khi không thể lấy nét được cả con bạch tuộc.”

Kat Zhou đã sử dụng chiếc máy ảnh Nikon D850 cùng ống kính macro Nikon 105mm để hoàn thành tác phẩm của mình.

bức ảnh đoạt giải nhất cuộc thi ocean art 2022

“Octopus Mother” - nhiếp ảnh gia Kat Zhou

The Blue Abyss là bức ảnh được chụp tại Sac Aktun - một trong những hệ thống hang động dưới nước lớn nhất trên thế giới thuộc địa phận của Mexico. Đây là một phong cảnh tuyệt đẹp nhưng người nhiếp ảnh sẽ rất khó chụp được cả người và cảnh trong cùng một khung hình. Để chụp được bức hình này người thợ lặn và nhiếp ảnh gia đã phải di chuyển hàng giờ băng qua hệ thống hang động dưới đại dương vô cùng phức tạp để đến được hố sụt này.

Tác giả đã sử dụng một chiếc Sony A1 cùng ống kính Canon 8-15mm cùng những phụ kiện khác để thực hiện tác phẩm này.

bức ảnh được ghi hình ở một hố sụt giữa đại dương

“The Blue Abyss” - Nhiếp ảnh gia Martin Broen

Ở bức hình là đàn cá đuối Mobula Munkiana đang tập hợp với nhau thành một tập thể với hàng ngàn cá thể vào mùa sinh sản tại ngoài khơi bờ biển Baja California, Sur, Mexico. Để thực hiện được bức hình này Adam cùng các đồng nghiệp đã phải rong ruổi trên biển khoảng một tuần để xác định chính xác được vị trí của “khu tập thể” cá đuối Mobula Munkiana này.

Chiếc máy ảnh tạo nên khung hình này là một chiếc Canon EOS 5D Mark III cùng ống kính Canon 8-15mm.

đàn cá đuối dày đặc ở vùng biển Mexico

“Mobula Munkiana” - nhiếp ảnh gia Adam Martin

Nếu bạn đang thắc mắc những rạn san hô được sinh ra như thế nào thì Tom Shlesinger sẽ lý giải được cho bạn thông qua bức hình này của mình. Hình ảnh dưới đây là một nhánh san hô đang sản sinh ra những bó trứng màu hồng nhạt, điều này khẳng định rằng san hô là một loài động vật chứ không phải là thực vật như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Hình ảnh này là một phần của dự án tài liệu khoa học về cuộc sống về đêm và phương pháp sinh sản độc đáo của san hô ở khu vực Biển Đỏ. Nhiếp ảnh gia đã phải trải qua gần 300 buổi lặn đêm trong vài năm liền ở mùa sinh sản để có thể ghi lại được khoảnh khắc độc lạ ít người biết đến này.

Bạn đồng hành của Tom Shlesinger là chiếc Sony A7R III cùng ống kính Sony FE 90mm f/2.8 Macro G.

sự sinh sản của san hô ở ocean art 2022

“Coral Spawning” - Nhiếp ảnh gia Tom Shlesinger

Hình ảnh phản chiếu tuyệt vời của chú cua này được nhiếp ảnh gia Kuo-Wei Kao ghi lại ở một bờ suối gần chỗ anh. Được biết nhiếp ảnh gia đã phải mất hàng tháng để có thể chụp được bức ảnh phản chiếu hoàn hảo nhất của chú cua này.

Chiếc Olympus EM1 Mark II cùng ống kính macro Olympus 30mm là bạn đồng hành với Kuo-Wei Kao trong bức hình này.

hình ảnh phản chiếu hoàn hảo của chú cua

 “Mirror Reflection” - Nhiếp ảnh gia Kuo-Wei Kao

Đại dương luôn là một ẩn số và các sinh vật sống dưới đó cũng vậy, hình ảnh của nhiếp ảnh gia Talia Greis đã ghi lại được hình ảnh một chú “rồng xanh” (thường được gọi là Glaukos) sinh vật khá hiếm gặp ở các vùng biển khác nhưng tại các bờ biển tại Sydney, Australia lại ghi nhận được một số lượng lớn loài vật này trôi dạt đến.

Chiếc máy ảnh thực hiện bức hình sắc nét này đó là Nikon D850 cùng với ống kính macro Nikon 60mm.

loài rồng biển xanh cực hiện xuất hiện trong ocean art 2022

“Drifter” - Nhiếp ảnh gia Talia Greis

Bức ảnh này có lẽ là tấm hình buồn nhất trong số 15 tác phẩm được lọt vào vòng chung kết tuy rằng không có nước, không có đại dương nào cả chỉ là những chú cá ngựa đã chết nằm trên mặt bàn. 

Dù là sinh vật lớn hay nhỏ tất cả các sinh vật đều rất quan trọng với sự cân bằng của hệ sinh thái Trái Đất. Bức ảnh như một lời cảnh cầu cứu của loài cá ngựa khi đang đứng trước thảm cảnh tuyệt chủng vì bị săn bắt quá nhiều để làm thuốc mặc dù các nhà khoa học cũng chưa chứng minh được là có dược tính.

những chú cá ngựa đã cầu cứu con người qua ocean art 2022

“A Sad Catch” - Nhiếp ảnh gia Lawrence Alex Wu

Nếu bức ảnh trên là bức ảnh buồn nhất thì đây có lẽ là bức ảnh tàn bạo nhất khi trong bức ảnh của Alessandro Giannaccini là một chú quạ đang mắc vào chiếc lưới đánh cá và “ra đi” trong đau đớn dưới dòng sông Tuscany Serra (Ý) lạnh giá.

Tác giả đã sử dụng chiếc máy ảnh Nikon D850 và ống kính Nikor 8-15mm để thực hiện bức hình khốc liệt này.

hình ảnh chú quạ sa lưới đánh cá vô cùng thảm khốc

“The Brutal Death of the Crow” - Nhiếp ảnh gia  Alessandro Giannaccini

Ngoài những loài vật ở dưới đại dương thì con người cũng đã tạo được những hình ảnh đầy nghệ thuật ở dưới làn nước trong xanh. Ở trong khung hình là vận động viên bơi Kristina Makushenko đã từng 4 lần vô địch thế giới đang tạo dáng đầy vui nhộn với những quả bóng bay đầy màu sắc.

Được biết để thực hiện được bức ảnh này là rất khó khăn bởi bóng bay sẽ nổi khi tiếp xúc với nước, ê-kip đã phải sử dụng đến hai bộ bóng bay để chọn ra được một vài quả đạt tiêu chuẩn để chụp hình. Quá trình hậu kỳ cũng vô cùng vất vả khi phải vừa phải tăng cường màu sắc để nổi bật hơn, vừa phải loại bỏ các đường viền gạch và dọn dẹp các mảnh vỡ ở bể bơi vì hôm trước khi chụp có một cơn bão nhiệt đới lớn ghé qua đây.

Nhiếp ảnh gia Sarah Teveldal đã sử dụng một chiếc Canon 5D Mark IV cùng ống kính Canon 16-35mm để thực hiện tác phẩm này.

hình ảnh đầy vui nhộn của vận động viên bơi lội ở dưới nước

“A Happy Bunch” - Tác giả Sarah Teveldal

Nếu bạn không phải là người yêu thích khoa học tự nhiên và các động vật biển thì ít ai biết rằng đây là một loài cá. Bức hình mà Lilian Koh chụp đó là một chú cá chìa vôi ma một loài vật được coi là bậc thầy ngụy trang và sẽ rất khó để bắt gặp được nó ở thế giới tự nhiên. Và Koh đã tìm được vận may của mình với loài vật này ở eo biển Lembeh, Manado, Indonesia.

Chiếc máy ảnh Canon 5D Mark IV là bạn đồng hành với Lilian Koh trong tác phẩm đầy màu sắc này.

ocean art 2022 - chú cá chìa vôi ma cực hiếm

“Dandelion” - Nhiếp ảnh gia Lilian Koh

Chúng ta đã quá quen với mặt biển xanh và bờ cát trắng nhưng nhiếp ảnh gia Brooke Pyke đã cho người xem thấy được một bức ảnh chụp làn nước xanh cùng một con cá nhám voi loài sinh vật biển khổng lồ trong một bức hình đen trắng.

Bức ảnh được chụp bằng chiếc Canon R6 cùng ống kính Fisheye 15mm của Canon.

một chú cá nhám voi được chụp đen trắng

“Cruising in the Sand Patch” - Tác giả Brooke Pyke

Bức hình của Eunhee Cho nếu bạn không nhìn kĩ bạn sẽ không nhìn ra một chú tôm cùng cặp mắt to như “ET” (Extra-Terrestrial) - một sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ vào năm 1982. Và tên của bức hình này cũng nói lên sự yêu thích của tác giả với bộ phim của Mỹ năm xưa.

Nhiếp ảnh gia Eunhee Cho đã sử dụng một chiếc Olympus TG-6 để thực hiện được bức hình đầy ma mị này.

ocean art 2022 - chú tôm như người ngoài hành tinh ET

“ET The Extra-Terrestrial” - Nhiếp ảnh gia Eunhee Cho

Bức ảnh mà PT Hirschfield đã chụp ta có thể thấy được một chú rồng biển được đang mang theo những quả trứng màu sáng ở đuôi. Đây là một loài động vật cực kỳ hiếm gặp mà ở thời kỳ sinh sản thì lại càng khó khăn hơn, nhưng PT Hirschfield đã may mắn tìm được khoảnh khắc này khi ở bến tàu Flinders, Victoria, Úc.

Tác giả đã sử dụng một chiếc máy ảnh Canon G12 để có thể tạo ra tác phẩm về loài vật hiếm gặp này.

ocean art 2022 - rồng biển cùng loạt trứng được gằn với mình

“A Male Weedy Seadragon Carries Pink Eggs On Its Tail” - Nhiếp ảnh gia PT Hirschfield

Bức ảnh về một chú sứa Cassiopea ở vùng Sardinia, Cala Liberotto, Ý đã được nhiếp ảnh gia Alessandro Buzzichelli ghi lại chỉ với một chiếc Iphone 7. Đây là tác phẩm duy nhất trong top 15 bức ảnh ở vòng chung kết mà được chụp bằng điện thoại. Nhưng “nghệ thuật là không giới hạn” nên dù bằng thiết bị ghi hình gì chỉ cần bạn có một bức hình đẹp thì đều đáng quý cả.

bức ảnh chỉ được chụp bằng chiếc iphone 7

“Cassiopea in the Blue” - Tác giả Alessandro Buzzichelli

Nguồn ảnh: The Ocean Art 2022

Sản phẩm liên quan