Được lấy cảm hứng từ dòng máy Sony RX100, chiếc máy ảnh Sony ZV-1 với vẻ ngoài có chút khác biệt là phiên bản đầu tiên đã được nhà Sony ra mắt để phục vụ cho việc làm vlog hoặc quay video.
Tiếp nối chiếc máy ảnh ZV-1 đó là 3 phiên bản tiếp theo cải tiến những tính năng mới dựa trên phiên bản đầu tiên theo một lộ trình đã được lên kế hoạch rõ ràng bởi Sony. Dù vậy liệu rằng với 4 phiên bản Sony ZV-1 vs ZV-1F vs ZV-E1 vs ZV-E10, theo bạn chiếc máy ảnh nào nào sẽ là phiên bản đáng dùng nhất? Hãy cùng VJShop đi tới những so sánh ngay sau đây.
Tóm tắt nội dung: |
Máy ảnh Sony tốt nhất để quay Vlog
Xét trên dòng máy ZV của Sony sẽ được chia thành hai nhóm khác nhau:
ZV-1 và ZV-1F với vẻ ngoài tương đồng hai chiếc máy được lên ý tưởng và phát triển từ dòng sản phẩm RX100 của Sony, trong đó ZV-1 là một biến thể rẻ hơn, đơn giản hơn với mục tiêu trở thành chiếc máy ảnh “dành riêng cho Vlogger” - những người thường xuyên phải nhìn camera và nói.
Cùng với đó, nhóm thứ hai là hai mẫu máy ảnh mirrorless Sony ZV-E10 được lấy cảm hứng dựa trên máy ảnh Sony APS-C A6000 đã được ra đời từ lâu và chiếc máy Sony ZV-E1 là phiên bản cải tiến từ mẫu máy ảnh chuyên dụng A7S III vô cùng mạnh mẽ, đắt đỏ của Sony.
Nhìn chung, các phiên bản máy ảnh thuộc dòng ZV đều là bản kế thừa và cải tiến từ những chiếc máy ảnh tiền nhiệm và mang trong mình một số các tính năng vật lý chung điển hình như: không có viewfinder, màn hình phía sau có thể tùy chỉnh linh hoạt xoay lật, tích hợp 3-capsule internal microphone và đi kèm phụ kiện lọc gió - clip-on windshields.
Sony ZV-1 vs ZV-1F vs ZV-E1 vs ZV-E10 - Kích thước cảm biến
- Sony ZV-1: 1 inch
- Sony ZV-1F: 1 inch
- Sony ZV-E10: APS-C
- Sony ZV-E1: Full-Frame
Với 4 chiếc máy ảnh thuộc phiên bản ZV của Sony kể trên sẽ có cho mình các kích thước cảm biến khác nhau. Với hai mẫu máy Sony ZV1 và Sony ZV1F, cả hai máy ảnh đều sử dụng cảm biến CMOS với kích thước 1 inch, nhỏ hơn đáng kể so với cảm biến APS-C trên dòng máy Sony ZVE10 và nhỏ hơn một nửa so với cảm biến full-frame trên dòng máy Sony ZVE1.
Dù chỉ có cho mình cảm biến với kích thước 1 inch ở ZV-1 và ZV-1F tuy nhiên đối với người dùng thông thường khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng vẫn đang rất tốt. Tuy nhiên đối với những người có công việc làm phim chuyên nghiệp, 2 phiên bản ZV-E10 và ZV-E1 sẽ phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng với chất lượng làm phim cao hơn, do có cảm biến lớn hơn cùng khả năng có thể thay đổi ống kính.
Sony ZV1 vs ZV1F vs ZVE1 vs ZVE10 - Độ phân giải
- Sony ZV-1: 20MP
- Sony ZV-1F: 20MP
- Sony ZV-E10: 24MP
- Sony ZV-E1: 12MP
Với chiếc ZV-E1, đây là chiếc máy ảnh đắt nhất so với 3 chiếc máy còn lại với khả năng quay phim chất lượng cao cùng cảm biến lớn. Tuy nhiên đây cũng lại là chiếc máy có độ phân giải thấp nhất chỉ 12MP toàn khung hình, hỗ trợ quay 4K mà không bị crop khung hình hoặc lấy mẫu quá mức oversampling. Độ phân giải thấp sẽ khiến ZV-E1 khá hạn chế trong việc chụp ảnh tĩnh, với 12MP chiếc máy chỉ có thể chụp ảnh trong những tình huống cần thiết, cơ bản hàng ngày. Còn nếu bạn muốn sản xuất ra những khung hình chuyên nghiệp hơn thì nên lựa chọn mẫu camera khác.
Với ZV-E10 cung cấp cho người dùng các tính năng quay video mạnh mẽ cùng độ phân giải ảnh lên tới 24MP cung cấp chất lượng hình ảnh chi tiết hơn. Với 2 phiên bản ZV-1 và ZV-1F có độ phân giải 20MP tuy nhiên với cảm biển trái ngược nhau chất lượng hình ảnh của cả hai sẽ không có quá nhiều tương đồng dù đây là hai phiên bản nâng cấp của nhau.
Sony ZV 1 vs ZV 1F vs ZV E1 vs ZV E10 - Ống kính
- Sony ZV-1: 24-70mm, f/1.8-2.8
- Sony ZV-1F: 20mm, f/2
- Sony ZV-E10: Sony E mount
- Sony ZV-E1: Sony FE mount
Hai dòng Sony ZV-1 và ZV-1F sở hữu trọng lượng nhỏ gọn chỉ 294g (Sony ZV-1) và 229g (Sony ZV-1F) đúng với tính chất của 1 compact camera, cũng chính vì vậy mà phần lens sẽ được tích hợp ngay trên máy và đây sẽ những ống kính cố định. Trên Sony ZV 1, ống kính có khả năng thu phóng 3x 24-70mm có thể phù hợp với nhiều nhu cầu quay chụp khác nhau. Còn trên Sony ZV 1F, ống kính góc rộng tiêu cự cố định 20mm sẽ phù hợp và chuyên biệt nhất cho các hoạt động quay video selfie, có thể nói đây vừa là 1 điểm mạnh, vừa là 1 điểm yếu của ZV-1F.
Đối với ZV-E10 và ZV-E1, 2 chiếc mirrorless có khả năng thay đổi ống kính linh hoạt, giúp người dùng cơ động hơn và có nhiều lựa chọn hơn cho các góc chụp hay các lựa chọn lens khác nhau. Tuy nhiên, khả năng có thể thay đổi ống kính đồng nghĩa với việc trọng lượng của máy ảnh sẽ nặng hơn khi có thêm ống kính khác và điều này cũng sẽ khiến việc chụp ảnh trở nên tốn kém hơn.
Lấy nét tự động
- Sony ZV-1: Tự động lấy nét Hybrid 315/425 điểm; Theo dõi thời gian thực & Lấy nét tự động theo mắt; Làm mờ hậu cảnh & Ưu tiên khuôn mặt AE; Chế độ thiết lập lấy nét sản phẩm
- Sony ZV-1F: Tự động lấy nét tương phản 425 điểm; Theo dõi thời gian thực & Lấy nét tự động theo mắt; Làm mờ hậu cảnh & Ưu tiên khuôn mặt AE; Chế độ thiết lập lấy nét sản phẩm
- Sony ZV-E10: Tự động lấy nét Hybrid 425 điểm; Theo dõi thời gian thực & Lấy nét tự động theo mắt; Làm mờ hậu cảnh & Ưu tiên khuôn mặt AE; Chế độ thiết lập lấy nét sản phẩm
- Sony ZV-E1: Tự động lấy nét Hybrid 759/627; Focus breathing compensation; Nhận dạng và theo dõi bằng AI; Nhận dạng nhiều khuôn mặt; Chế độ thiết lập lấy nét sản phẩm
Ở cả 4 phiên bản thuộc dòng ZV của nhà Sony đều có trong mình khả năng Real-Time Tracking Eye AF - Theo dõi thời gian thực & Lấy nét tự động theo mắt, Background Defocus - Làm mở hậu cảnh và Product Showcase Mode - Chế độ thiết lập lấy nét sản phẩm. Tuy Sony ZV-1F có thể được coi là phiên bản hạn chế, kém hiệu suất nhất trong dòng ZV series khi Sony chỉ trang bị cho máy chế độ lấy nét tự động Contrast AF.
Đặc biệt hơn, khi lên tới ZV-E1 khả năng của chiếc máy ảnh đã được nâng tầm với những bước đột phá mới, điển hình ở khả năng Nhận dạng và theo dõi bằng AI, số lượng điểm tự động lấy nét lớn nhất cũng như khả năng nhận dạng nhiều khuôn mặt vượt trội. Bên cạnh đó Sony ZV E1 cũng cung cấp chế độ Focus Breathing Compensation - Cơ chế khắc phục hiện tượng Focus Beathing trên ống kính, giúp đối tượng chụp sẽ không bị "thay đổi" về kích cỡ trong trường hợp ở trong và ngoài tiêu cực lấy nét.
Khả năng quay video
- Sony ZV-1: UHD 4K30p, HLG & S-Log3/2 Gammas, Bộ lọc ND tích hợp
- Sony ZV-1F: UHD 4K30p
- Sony ZV-E10: UHD 4K30p, HLG & S-Log3/2 Gammas
- Sony ZV-E1: UHD 4K120p,S-Gamut3.Cine/S-Log3 and S-Gamut3/S-log3, Cinematic Vlog, S-Cinetone, Custom user LUTs
Với 4 phiên bản, Sony đều cung cấp cho máy khả năng quay video chất lượng 4K UHD ở tốc độ tiêu chuẩn 30fps, tuy nhiên nổi bật nhất vẫn là chiếc ZV-E1 với khả năng vượt xa hơn so với những người anh em cùng thế hệ khi có thể cung cấp chất lượng 4K UHD ở tốc độ lên tới 120fps. Sony ZV-1F vẫn là phiên bản có nhiều hạn chế nhất, về cơ bản chiếc camera này được thiết kế chỉ để quay video mà không có quá nhiều tính năng khác đi kèm. Trong khi đó ở người anh em ZV-1, vẫn có chung thiết kế nhỏ gọn nhưng lại có sức mạnh lớn hơn khá nhiều khi được tích hợp chế độ S-Log2 và S-Log3 từ những dòng cao cấp hơn, điều này sẽ tăng dải nhạy sáng của video đã quay và dễ dàng phân loại màu video trong khâu hậu kỳ.
Về phía 2 phiên bản mirrorless Sony ZV-E10 và ZV-E1 đều cung cấp cho người dùng chế độ log modes. Một lần nữa, ZV E1 tiếp tục chứng minh được sức mạnh khi bổ sung thêm các tùy chọn cấu hình màu và phân loại màu sắc cao hơn đạt tới khả năng như một chiếc máy quay Sony Venice chuyên nghiệp.
Hệ thống thu âm thanh
- Sony ZV-1: Micro định hướng 3-Capsule & Mic Jack; Ngàm shoe đa năng; Lọc gió chuyên dụng
- Sony ZV-1F: Micro định hướng 3-Capsule & Mic Jack; Ngàm shoe đa năng; Lọc gió chuyên dụng
- Sony ZV-E10: Micro định hướng 3-Capsule & Mic Jack; Ngàm shoe đa năng; Cổng tai nghe; Lọc gió chuyên dụng
- Sony ZV-E1: Micro định hướng 3-Capsule & Mic Jack; Ngàm shoe đa năng; Cổng tai nghe; Lọc gió chuyên dụng
Tất cả các phiên bản đều có 3-capsule mic cùng lọc gió chuyên dụng giúp giảm thiểu các tạp âm khi quay chụp ở ngoài trời. Nhưng nếu bạn là một người quay phim chuyên nghiệp thì gần như sẽ lựa chọn sử dụng micro bên ngoài hơn. Sony ZV1, ZV1F, ZVE10, ZVE1 cũng đều có cổng gắc cắm 3.5mm và ngàm shoe đa năng để gắn microphone riêng. Đặc biệt, trên Sony ZV E10 và ZV E1 có thêm 1 cổng kết nối tai nghe, giúp người sử dụng có thể theo dõi mức độ âm thanh trong khi quay phim.
Ổn định hình ảnh
- Sony ZV-1: Ống kính tích hợp chống rung; Active SteadyShot
- Sony ZV-1F: Active SteadyShot
- Sony ZV-E10: Hỗ trợ chống rung trong ống kính (nếu lens được trang bị); Active SteadyShot
- Sony ZV-E1: IBIS 5 trục; Hỗ trợ chống rung trong ống kính (nếu lens được trang bị); Dynamic Active SteadyShot; Framing Stabilizer; AI Auto Framing
Với chiếc máy rẻ nhất trong phân khúc ZV - ZV-1F, Fujifilm cung cấp khả năng sử dụng tương đối hạn chế khi không có cho mình chống rung quang học. Tất cả ở chiếc máy này chỉ có duy nhất khả năng ổn định Active SteadShot dành cho video, dù tính năng này mang lại trải nhiệm tương đối hiệu quả trong quay phim tuy nhiên kéo theo đó khung hình sẽ bị crop đi phần nào và sẽ làm giảm trực tiếp tới góc nhìn của ống kính.
Trên ZV-1 được tích hợp bộ ổn định quang học với ống kính zoom 3x. Tương tự là ZV-E10 khi cũng có thể áp dụng bộ ổn định quang học tuy nhiên tính năng này không được tích hợp sẵn trong thân máy mà sẽ chỉ được xuất hiện khi người dùng kết hợp với ống kính có hỗ trợ chống rung quang học.
Cuối cùng là ZV-E1, phiên bản duy nhất được tích hợp IBIS 5 trục trong trong số bốn chiếc máy dòng ZV. IBIS trên chiếc máy ảnh có thể họạt động trên những chiếc ống kính ổn định hay cả trên những chiếc ông kính ổn định không có IS. Đặc biệt trên ZV-E1 cũng được cho ra mắt hệ thống ổn định kỹ thuật số Active Steadyshot tiên tiến hơn cùng với tính năng Framing Stabilizer và Ai Auto Framing.
Màn hình xoay lật
- Sony ZV-1: Màn hình cảm ứng đa góc 3 inch 921 điểm
- Sony ZV-1F: Màn hình cảm ứng đa góc 3 inch 921 điểm
- Sony ZV-E10: Màn hình cảm ứng đa góc 3 inch 921 điểm
- Sony ZV-E1: Màn hình cảm ứng đa góc 3 inch 1034 điểm
Kính ngắm điện tử (Viewfinders) không được Sony tích hợp trên bất kỳ chiếc máy nào, các thao tác chụp ảnh và kiểm soát hình ảnh sẽ dựa trên màn hình phía sau có kích thước và độ phân giải không quá lớn cũng là vấn đề chung trở thành một hạn chế cho người dùng khi sử dụng những chiếc máy ảnh Sony.
4 máy đều sử dụng màn hình kích thước 3 inch cùng khớp xoay lật để thay đổi được các góc nhìn cho người dùng. Trên Sony ZV-E1 độ phân giải màn hình được đẩy lên cao nhất với 1034 nghìn điểm trong khi ở 3 phiên bản còn lại độ phân giải chỉ rơi vào 921 nghìn điểm.
Kích thước và trọng lượng
- Sony ZV-1: 105..4 x 59.9 x 43.4 mm, 294g
- Sony ZV-1F: 105.5 x 60.0 x 46.4 mm, 256g
- Sony ZV-E10: 115.2 x 64.2 x 44.8 mm, 343g (chỉ thân máy)
- Sony ZV-E1: 121 x 71.9 x54.3 mm, 483g (chỉ thân máy)
Trong lượng ở tất cả phiên bản đều khá nhẹ tuy nhiên ở 2 phiên bản ZV-1 và ZV-1F có trong lượng nhỏ hơn khá nhiều so với hai chiếc máy ảnh mirrorless còn lại. Ở phiên bản mirrorless ZV-E10 có trong lượng năng hơn có vẻ như không đáng kể nhưng đây mới chỉ là trong lượng của riêng phần thân máy, chắc chắn khi sử dụng cân nặng camera sẽ tăng lên khá nhiều do có thêm ống kính.
Đối với chiếc ZV-E1, so với những chiếc mirrorless khác thì chiếc máy có cho mình trọng lượng lớn nhất nhưng đối với một chiếc camera full-frame mirrorless thì lại không hề nặng tí nào. Nhưng nhìn chung, dù sao ZV E1 cũng cần sử dụng lens ngoài nên việc cồng kềnh hơn, tăng ký hơn là điều không thể tránh khỏi.
Giá bán Sony ZV-1 vs ZV-1F vs ZV-E1 vs ZV-E10
Hiện tại các dòng Sony ZV series của nhà Sony đang được bán ra tại VJShop với các mức giá:
- Sony ZV-1: từ 17.990.000VNĐ
- Sony ZV-1F: từ 13.990.000VNĐ
- Sony ZV-E10: từ 16.990.000VNĐ
- Sony ZV-E1: từ 52.990.000VNĐ
Tổng kết
Nếu như với chi phí bỏ ra không quá lớn mà vẫn mong muốn có một chiếc máy ảnh nhỏ gọn cùng một tiêu cự cố định, chiếc máy ảnh ZV-1F sẽ là một lựa chọn hợp lý dành cho người dùng, tuy nhiên với phiên bản này sẽ gặp phải khá nhiều hạn chế so với những chiếc máy khác.
Với nhu cầu người dùng chỉ cần có cho mình một chiếc máy ảnh gọn nhẹ có thể dễ dàng mang theo bên mình những vẫn cung cấp cho người dùng một trải nghiệm toàn diện và ổn định thì chắc chắn không thể bỏ qua được chiếc ZV-1.
Còn đối với những tín đồ của máy ảnh mirrorless đang cần có cho mình một lựa chọn gọn nhẹ và linh hoạt hơn so với những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, ZV-E10 sẽ là một đại diện xứng đáng để sử dụng. Điều duy nhất có thể khiến bạn lăn tăn đôi chút đó là máy sử dụng cảm biến tương đối cũ, đôi khi có thể tạo ra hiệu ứng màn trập lăn/cuộn hoặc Jello (một loại rung lắc xảy ra khi cảm biến máy ảnh của bạn rung hoặc lắc trong khi quay, khiến hình ảnh bị uốn cong hoặc gợn sóng, giống như khuôn thạch) nếu bạn di chuyển máy ảnh quá nhanh và thiếu tính năng ổn định trong thân máy.
Cuối cùng đó là chiếc máy ảnh mạnh mẽ nhất của dòng máy ZV đó là chiếc ZV-E1 mới nhất. Ở chiếc máy này sẽ có thể thu hút được các Vlogger với các tính năng mang tính điện ảnh tương đối phức tạp cùng với khả năng quay phim tuyệt vời. Dù vậy chiếc ZV-E1 thực sự không phải là một “lựa chọn tốt” để chụp ảnh khi máy ảnh chỉ có cho mình cảm biến 12MP hạn chế nhất so với các phiên bản anh em khác trong khả năng chụp ảnh tĩnh. Đặc biệt chiếc máy ảnh cũng có giá bán đắt đỏ hơn hẳn cũng sẽ trở thành một hạn chế lớn khiến ZV-E1 chỉ dành cho những người dùng thực sự muốn sử dụng.
Nhìn chung cả 4 phiên bản đều có cho mình những ưu điểm riêng phù hợp với mọi nhu cầu của người dùng, tuy nhiên chúng cũng sẽ có những hạn chế riêng biệt để người dùng có thể cân nhắc cho lựa chọn của mình. Theo bạn đâu sẽ là chiếc máy Sony vlog camera mà bản thân đang mong muốn?