Để có thể chụp được một bức ảnh chất lượng ngoài những yếu tố chủ quan như ánh sáng, bố cục của khung hình hay “tay nghề” của thợ chụp mà còn những nguyên nhân khách quan về ống kính hay tiêu cự. Hãy cùng VJShop tìm hiểu xem tiêu cự là gì, phân biệt các loại tiêu cự ống kính, máy ảnh và cách lựa chọn ống kính tiêu cự phù hợp!
Tiêu cự là gì?
Tiêu cự ống kính hay Focal Length là mức độ phóng đại mà ống kính có thể đạt được, được đo bằng khoảng cách tính từ tâm ống kính đến cảm biến máy ảnh. Ví dụ: Nếu bạn sử dụng ống kính Sony FE 40mm f/2.5 G (khoảng tiêu cự 40mm) bạn sẽ thấy được bao quát đủ một dãy núi nhưng nếu bạn đổi qua ống kính Nikon Z 400mm f/4.5 VR S (khoảng tiêu cự 400mm) bạn sẽ chỉ còn có thể nhìn được cây cối ở trên dãy núi đó mà thôi.
Chắc hẳn có nhiều bạn mới tập chơi máy ảnh có băn khoăn rằng những con số ở trên phần thân ống kính là gì. Những con số đó chính là độ dài tiêu cự lens máy ảnh. Độ dài tiêu cự này sẽ giúp nhiếp ảnh gia nhận biết được đâu là ống kính góc rộng, ống kính tele,... Đồng thời cũng cho biết được mức độ thu phóng của của chủ thể trong bức hình.
Ví dụ: Nếu bạn sử dụng ống kính Sigma 20mm f/1.4 DG DN Art để chụp một chủ thể cách bạn khoảng 30m, chủ thể của bức ảnh xuất hiện trong hình sẽ khá nhỏ và có rất nhiều không gian xung quanh. Nhưng nếu bạn đổi sang ống kính Hasselblad HC 300mm f/4.5 và chụp ở khoảng cách tương tự, bức ảnh bạn thu về sẽ hiển thị rõ ràng chủ thể (kích thước chủ thể lớn hơn nhiều) nhưng đồng thời phần không gian xung quanh cũng bị lược bớt đi trong khung hình.
Tất cả các ống kính đều có ghi độ dài tiêu cự trên phần thân và đó cũng chính là tên gọi của các ống kính đó. Điển hình như ống kính Canon EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS STM phổ biến với các newbie, chiếc lens này sẽ chụp góc rộng nhất ở tiêu cự 18mm và zoom xa nhất ở tiêu cự 55mm.
Tiêu cự ống kính càng dài, khả năng phóng đại càng lớn
Đấy là những ống kính có thể thay đổi tiêu cự nhưng cũng có rất nhiều ống kính chỉ có một tiêu cự, có thể kể đến như:
Những ống kính có thể thay đổi được tiêu cự thường được gọi là Ống kính Zoom, còn các ống kính chỉ có một tiêu cự thì được gọi là Ống kính Fix/Ống kính Prime.
Các loại tiêu cự ống kính máy ảnh
Phần trên chúng ta đã được biết về tiêu cự là gì, tiêu cự ống kính là gì và độ dài tiêu cự là gì. Phần tiếp theo chúng mình sẽ giới thiệu các loại tiêu cự ống kính thường gặp.
Tiêu cự 8mm đến 24mm (Góc siêu rộng)
Những ống kính có tiêu cự khoảng 8mm đến 24mm thường được gọi với cái tên là ống kính fisheye (mắt cá) bởi chiếc lens cung cấp được vùng quan sát rất rộng, chụp ảnh lên đến 180 độ xung quanh ống kính, tuy nhiên hình ảnh thu về sẽ bị biến dạng đáng kể, tạo cảm giác khung hình bị "bó" lại bên trong một quả cầu.
Tiêu cự 24mm đến 35mm (Góc rộng - tiêu chuẩn)
Đây là loại ống kính có độ dài tiêu cự nhỏ với góc nhìn rộng và khả năng lấy nét tốt hơn ống kính fisheye. Tất nhiên, ở mức tiêu cự ống kính này vẫn có khả năng làm biến dạng hình ảnh nhưng ít hơn, hình ảnh tự nhiên hơn. Gần như mọi vật đều được lấy nét trong khung hình, trừ khi chủ thể của bạn ở rất gần máy ảnh.
Tiêu cự 35mm đến 70mm (Ống kính tiêu chuẩn)
Khoảng tiêu cự 35mm đến 70mm được sử dụng phổ biến nhất bởi có bạn có thể sử dụng ống kính này để "cân đẹp" từ chụp chân dung cho tới chụp phong cảnh, đều ổn nhờ khả năng hiển thị hình ảnh gần giống với mắt thường nhìn. Ngoài ra, với các dòng lens tiêu chuẩn này, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh độ nông hoặc sâu của trường ảnh tùy thuộc vào khẩu độ, xứng danh ống kính đa năng mà bất kỳ người chụp nào cũng cần phải có.
Tiêu cự 70mm đến 300mm (Ống kính telephoto)
Đây là độ dài tiêu cự gần như lớn nhất và những ống kính trang bị độ dài tiêu cự này thường được gọi là Ống kính tele. Lens 70-300mm phù hợp với nhu cầu chụp chủ thể ở một khoảng cách xa và rất xa. Thậm chí, người dùng có thể sử dụng loại ống kính này như một chiếc kính thiên văn để ngắm nhìn và ghi lại những vì sao trên bầu trời đêm một cách chất lượng. Ống kính tele thường có độ sâu trường ảnh nông trừ khi mọi thứ bạn chụp ở xa.
>>> Xem thêm: Phân Biệt Ống Kính Tele Và Ống Kính Góc Rộng: Nên Mua Loại Nào?
Những ảnh hưởng của tiêu cự khi chụp ảnh
Đã qua phần lý thuyết, chúng mình sẽ đưa tới các bạn những tác động đáng kể của tiêu cự tới việc chụp hình, sự ảnh hưởng của focal length rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.
Phạm vi tầm nhìn - Field of view
Điều đầu tiên mà tiêu cự ảnh hưởng tới việc chụp ảnh của bạn là phần FOV - Phạm vi nhìn. Bởi phạm vi cảnh thể hiện trên một khung ảnh sẽ được xác định bằng độ dài tiêu cự. Các ống kính tiêu cự ngắn được gọi lens góc rộng vì chúng cho phép bạn có được trường nhìn rộng hơn trong một ảnh. Ống kính có tiêu cự dài được gọi là ống kính tele và có trường nhìn nhỏ hơn (khó bao quát toàn cảnh). Đó cũng chính là lý do mà tại sao khi người ta chụp ảnh chân dung, các thợ chụp thường sử dụng loại ống kính tiêu chuẩn với độ dài tiêu cự rơi vào khoảng từ 35mm đến 70mm, mức độ linh hoạt cao.
Ngoài ra, tiêu cự cũng sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ hình ảnh khi chụp, độ dài tiêu cự nhỏ sẽ mang đến góc nhìn rộng, tỷ lệ hình ảnh lớn hơn và nếu như độ dài tiêu cự lớn góc nhìn sẽ thu hẹp lại, giúp phóng to và các chi tiết của chủ thể rõ ràng hơn.
Độ sâu trường ảnh - Depth of field
Độ dài tiêu cự ống kính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những vùng rõ nét của ảnh. Các ống kính có tiêu cự dài thường có độ sâu trường ảnh nông, nghĩa là chúng có thể tập trung vào các vật thể nhỏ (thậm chí cả các vật thể ở xa) ở các khoảng cách cụ thể. Trong khi đó, các ống kính có độ dài tiêu cự ngắn có độ sâu trường ảnh lớn hơn, cho phép chúng có phạm vi lấy nét rộng hơn.
>>> Xem thêm: Độ Sâu Trường Ảnh - DoF Là Gì? Cách Kiểm Soát Độ Sâu Trường Ảnh
Góc nhìn - Perspective
Tiêu cự lens cũng có thể tác động làm thay đổi phối cảnh và tỷ lệ hình ảnh khi chụp. Một ống kính có độ dài tiêu cự ngắn sẽ “mở rộng” phối cảnh, tạo cảm giác có nhiều không gian hơn giữa các thành phần trong ảnh của bạn. Trong khi đó, ống kính tele có xu hướng "xếp chồng" các thành phần trong khung hình lại với nhau để “nén” phối cảnh.
Tốc độ màn trập & Độ rung khi chụp - Image shake
Hiện tượng rung hình khi chụp ảnh là điều khó thể tránh được mỗi khi nhấn nút chụp. Đặc biệt, khi sử dụng ống kính có tiêu cự dài và góc nhìn hẹp, ống kính và máy ảnh đồng thời sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn ngay cả với những chuyển động nhỏ nhất. Tất nhiên, hiện tượng này có thể bị loại bỏ nhờ sự trợ giúp của những phụ kiện nhiếp ảnh như chân máy, gimbal, tripod,...
Ví dụ với một ống kính có độ dài tiêu cự 50mm, bạn nên để tốc độ màn trập ở mức 1/50s, 200mm thì tốc độ màn trập để ở mức 1/200s đây là mức độ an toàn để bạn có thể chụp được những bức hình ổn định không có hiện tượng rung lắc. Tùy theo nhu cầu của bạn mà có thể thay đổi tốc độ màn trập theo ý mình.
Độ crop tác động đến tiêu cự như thế nào?
Có một số lưu ý cho những bạn đang sử dụng những chiếc máy ảnh được trang bị sẵn cảm biến crop như Canon EOS 7D, Canon EOS 70D, Nikon D5300, Nikon D7200, Sony A6000,... Khi bạn chụp cùng một tiêu cự, bức ảnh cho ra sẽ có góc nhìn hẹp hơn so với máy ảnh sở hữu cảm biến full frame.
Ví dụ: Nếu bạn chụp một ống kính với độ dài tiêu cự 35mm trên máy ảnh có cảm biến crop bức ảnh cho ra sẽ có góc nhìn giống với khi bạn sử dụng ống kính 50mm trên máy ảnh có cảm biến full frame ở cùng một khoảng cách. Nhưng điều này chỉ áp dụng với độ dài tiêu cự 35mm, nhiều bạn thường áp dụng điều này sang cả ống kính 50mm trên máy ảnh crop sẽ tương đương với ống kính 85mm trên máy ảnh full frame, điều này là hoàn toàn sai. Sự khác nhau ở đây chỉ xuất hiện ở góc nhìn do kích thước cảm biến của hai kiểu máy khác nhau mà thôi.
Máy ảnh sử dụng cảm biến full frame hay máy ảnh cảm biến crop đều có những ưu/nhược điểm riêng, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn ống kính với tiêu cự phù hợp.
Cẩm nang chọn ống kính tiêu cự phù hợp
Mỗi một khoảng tiêu cự ống kính được sử dụng với một mục đích chuyên dụng khác nhau, VJShop có một vài gợi ý hướng dẫn bạn đọc có thể dễ dàng hơn trong việc tìm chiếc lens phù hợp nhất với sở thích, nhu cầu chụp hình của bản thân.
Chụp ảnh thể thao
Nếu bạn là một phóng viên ảnh chuyên đưa tin về các sự kiện thể thao thì những chiếc ống kính zoom tele tiêu cự 70-300mm sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Thông thường các sự kiện về thể thao nhất là bóng đá sẽ diễn ra trong một không gian rất rộng, chúng ta sẽ cần một chiếc ống kính với độ dài tiêu cự đủ lớn để có thể ghi lại tất cả các khoảnh khắc trên sân cho dù ở bên ngoài đường pitch hay trên khán đài.
Một số ống kính tiêu cự 70-300mm zoom tele tốt nhất hiện nay:
- Canon EF 70-200mm f/2.8L IS III USM
- Nikon AF-S DX 18-300mm f/3.5-6.3 ED VR
- Sony E 70-350mm F/4.5-6.3 G OSS
- Sigma 70-200mm f/2.8 DG OS HSM
- Sony FE 70-200mm F4 G OSS
Chụp ảnh động vật hoang dã
Công việc chụp ảnh hoang dã là một công việc mà đòi hỏi nhiếp ảnh gia cần phải có kiến thức cũng như trình độ cao mới có thể thực hiện được. Giống như chụp thể thao, các nhiếp ảnh gia cũng tin tưởng sử dụng những chiếc ống kính tele tiêu cự 70-300mm hoặc lớn hơn nữa để có thể chụp được những khoảnh khắc thường ngày của động vật hoang dã mà không làm ảnh hưởng đến đời sống của chúng.
Một số ống kính chụp động vật hoang dã tốt nhất:
- Sigma 150-600mm f/5-6.3 DG OS HSM
- Canon RF 100-500mm f/4.5-7.1L IS USM
- Sony FE 200-600mm f/5.6-6.3 ED G OSS
- Fujifilm XF 100-400mm f/4.5-5.6R LM OIS WR
Chụp ảnh du lịch
Mỗi một chuyến đi sẽ đem đến một trải nghiệm khác nhau và việc chọn một chiếc ống kính với tiêu cự phù hợp để không bỏ lỡ bất cứ khoảnh khắc nào trong chuyến đi cũng rất quan trọng. Lựa chọn an toàn, linh hoạt, phù hợp nhất chính là những chiếc ống kính tiêu cự 35mm đến 70mm (ống kính tiêu chuẩn), dễ dàng chụp gần chụp xa, chân dung hay phong cảnh đều vô cùng ổn định.
Một số ống kính tiêu chuẩn tốt nhất:
- Canon EF 24-70mm f/2.8L II USM
- Sony FE 24-70mm f/2.8 GM
- Fujifilm XF 18-55mm f/2.8-4 R LM OIS
- Nikon AF-S 24-70mm f/2.8E ED VR
Chụp ảnh phong cảnh
Để có thể bắt được những khoảnh khắc kỳ thú của thiên nhiên bạn sẽ cần có những ống kính với tiêu cự phù hợp. Ống kính góc rộng 24-35mm hay góc cực rộng 8-24mm, thậm chí cả lens tiêu chuẩn cũng là những lựa chọn phù hợp cho việc chụp ảnh phong cảnh.
Top ống kính chụp ảnh phong cảnh:
- Canon EF 16-35mm f/4L IS USM
- Sony FE 12-24mm f/2.8 GM
- Canon RF 15-35mm f/2.8L IS USM
- Nikon Z 14-30mm f/4 S
- Sony E 10-18mm f/4 OSS
Chụp ảnh macro
Chụp ảnh macro hay còn gọi là chế độ chụp cận cảnh là chế độ cho phép chụp đối tượng có kích thước nhỏ ở khoảng cách rất gần. Để có thể chụp được những bức ảnh macro ấn tượng, đầy đủ chi tiết bạn sẽ cần một chiếc ống kính tele với độ dài tiêu cự lớn (thông thường có thể chọn lens có khoảng focal length tối thiểu khoảng 100mm).
Những ống kính chụp macro đẹp nhất:
- Canon RF 100mm f/2.8 L Macro IS USM
- Sony FE 90mm f/2.8 Macro G OSS
- Sigma 105mm F2.8 DG DN Macro Art
- Fujifilm XF 80mm f/2.8 R LM OIS WR
Chụp ảnh kiến trúc
Kiến trúc là những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi khối kiến thức cùng sự sáng tạo vô tận của nhân loại. Và để có thể chụp được những bức ảnh kiến trúc cũng không hề đơn giản, người chụp cần phải căn chỉnh góc độ phù hợp để lấy được những công trình đồ sộ nằm gọn trong một khung hình. Hãy lựa chọn cho mình một chiếc ống kính góc rộng tiêu chuẩn để có thể tạo ra độ sâu trường ảnh tốt sẽ giúp những bức ảnh chụp không gian kiến trúc đẹp mắt hơn.
Một số ống kính chụp ảnh kiến trúc lý tưởng:
Chụp ký sự đường phố
Đây là kiểu chụp không yêu cầu quá nhiều về độ dài tiêu cự của ống kính, bạn có thể sử dụng những chiếc ống kính với tiêu cự cố định. Nhưng nếu muốn đa dạng hơn trong những bức ảnh thì bạn nên chuẩn bị thêm một chiếc ống kính zoom ở mức tiêu chuẩn.
Một số ống kính chụp đường phố phổ biến:
- Canon 35mm f/1.8 IS Macro STM
- Sigma 35mm f/1.4 DG HSM Art
- Canon EF-S 24mm f/2.8 STM
- Nikon Z 35mm f/1.8 S
- Sigma 24mm f/1.4 DG HSM
Chụp ảnh chân dung
Với chụp ảnh chân dung bạn nên sử dụng một chiếc ống kính tiêu chuẩn với độ dài tiêu cự từ 35mm đến 70mm để có thể lấy được các chi tiết rõ nét nhất.
Một số ống kính chụp ảnh chân dung đẹp:
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được tiêu cự là gì, phân biệt các loại độ dài tiêu cự ống kính phổ biến từ đó "đọc vị" ngay được đây thuộc dòng lens tele, lens tiêu chuẩn hay lens góc rộng,... Và không thể bỏ qua, những tác động của tiêu cự - focal length lên khung hình giúp chúng ta tìm được chiếc ống kính tốt nhất dành cho mình!